Sự thật kinh hoàng đằng sau những hộp sữa

Sự thật kinh hoàng đằng sau những hộp sữa post thumbnail image

Bài đăng lần đầu tiên trên tạp chí The Ecologist vào năm 2006.

**********************************************************************

Loài người đã cho con bú khoảng gần nửa triệu năm nay. Chỉ cách đây 60 năm thôi chúng ta mới bắt đầu cho trẻ con loại thức ăn chế biến cao cấp tiện lợi gọi là “sữa công thức”. Hậu quả về sức khỏe gồm có: gấp năm lần nguy cơ viêm ruột, gấp hai lần nguy cơ phá triển bệnh tiểu đường và gấp cho tới tấm lần nguy cơ ung thư máu – thật choáng váng.

Các công ty sản xuất sữa công thức UK (United Kingdom – Anh) tốn khoảng 20 bảng Anh mỗi bé để khuyến khích nuôi con bằng sữa công thức so với con số nhỏ xíu 14 pence mỗi bé mà chính phủ bỏ ra để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta có thể hi vọng đảo ngược tình hình không? Pat Thomas vạch trần một thế giới mà những kẻ săn mồi đội lốt hãng sữa trẻ em, những nhân viên y tế thiếu trách nhiệm và một cộng đồng thiếu hiểu biết, thiếu thông cảm đã và đang hùn nhau giật trẻ em ra khỏi bầu vú mẹ để ấn miệng các con vào bình sữa.

Tất cả các loài động vật có vú đều cho con bú, và loài người cũng đã cho con bú vú ít nhất là 400 trăm triệu năm nay. Hàng thế kỷ nay, khi một người mẹ không thể cho con bú thì một người phụ nữ có sữa khác, hay còn gọi là “vú em” (wet nurse) đảm nhận việc này. Chỉ cách đây chừng 60 năm chúng ta phần lớn đã bỏ quên bản năng làm mẹ của mình và, thay vào đó, đã hăm hở chấp nhận thứ văn hóa nuôi con bằng bình sữa để không chỉ khuyến khích người mẹ cho con mình sữa công thức chế biến qua rất nhiều công đoạn ngay từ khi chào đời, mà còn tin rằng những loại thay thế sữa mẹ này nếu không tốt hơn thì cũng bằng sữa mẹ thật.

Khi tạo ra sữa công thức, người ta đã không hề nghĩ rằng ngày nay nó lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Sữa công thức được phát minh vào cuối những năm 1800 như là một phương tiện để cung cấp thức ăn cho những đứa trẻ bị bỏ rơi và trẻ mồ côi bị đói khát. Trong bối cảnh hạn hẹp này – khi xung quanh không có bất kỳ thức ăn nào – thì sữa công thức là một phao cứu sinh.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, và chủ đề dinh dưỡng của loài người nói chung – và dinh dưỡng dành cho trẻ em nói riêng – trở thành chuyện “khoa học”, những sản phẩm thay thế sữa mẹ được bán rộng rãi cho công chúng như một cải thiện về mặt kỹ thuật cho sữa mẹ.

Nếu có ai đó hỏi “tôi nên dùng sữa công thức nào?” Hoặc “loại nào giống sữa mẹ nhất?”  thì câu trả lời là “không ai biết” vì không hề có nguồn khách quan nào cung cấp thông tin đó. Đây là ý kiến của Mary Smale, chuyên viên tư vấn sữa mẹ 28 năm của tổ chức National Childbirth Trust (NCT). “Chỉ có nhà sản xuất mới biết trong sản phẩm của họ có gì, và họ sẽ không nói ra đâu. Họ có thể quảng cáo những nguyên liệu đặc biệt “lành mạnh” như oligosaccharides, các a-xít béo chuỗi dài  hay beta-carotene như cách đây một thời gian, nhưng thực ra họ không bao giờ cho bạn biết sản phẩm được làm chủ yếu từ cái gì và những nguyên liệu ở đâu mà có.”

Những thành phần được biết là có trong sữa mẹ đã và đang được sử dụng như là một tham khảo chung cho các sản phẩm công thức dành cho trẻ em của những người trong ngành khoa học. Nhưng, cho tới ngày hôm nay, không có một “công thức” thực sự nào dành cho sữa công thức. Thực tế, quá trình chế biến sữa công thức cho trẻ em, từ buổi ban đầu, là chuyện thử nghiệm và sai lầm.

Với lý do đó, các nhà sản xuất có thể cho bất kỳ thứ gì họ thích vào sữa công thức. Thật ra, công thức cho một sản phẩm có thể khác nhau từ đợt này đến đợt khác, tùy theo giá cả và có đủ nguyên liệu hay không. Mặc dù chúng ta thường cho rằng sữa công thức được quản lý khá chặt chẽ, nhưng lại không có quy định rõ ràng nào cho các nhà sản xuất cả. Chẳng hạn, họ không phải nghiệm thu các thành phần cụ thể nào của bất kỳ đợt hàng hay nhãn hiệu nào với cơ quan chức năng nào cả.

Hầu hết các sản phẩm sữa công thức thương mại đều có nguyên liệu chính từ sữa bò. Nhưng trước khi bé có thể bú sữa bò dưới dạng sữa công thức thì sữa bò cần phải điều chỉnh rất nhiều.  Lượng đạm và khoáng chất phải giảm xuống và tăng carbohydrate, thông thường bằng cách cho thêm  đường. Chất béo trong sữa bò, vốn không dễ hấp thụ trong cơ thể người, đặc biệt đối với cơ thể có hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, bị bỏ ra và thay vào đó với chất béo trong thực vật, động vật hoặc từ khoáng chất.

Vitamins và vi chất được thêm vào, nhưng không phải lúc nào cũng ở dạng dễ tiêu hóa nhất. (Có nghĩa rằng khi họ tuyên bố sữa công thức là “hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng” thì không sai, nhưng chỉ có nghĩa thô thiển nhất là đã cho vào tất tần tật những vitamins và khoáng chất vào một sản phẩm  thấp kém về mặt dinh dưỡng.)

Nhiều loại sữa công thức cũng cực kỳ ngọt. Mặc dù hầu hết sữa công thức dành cho trẻ em không chứa đường dưới dạng sucrose, nhưng chúng có thể chứa những loại đường khác với liều lượng cao chẳng hạn như lactose (chất ngọt/đường trong sữa), fructose (đường từ trái cây), glucose (còn gọi là dextrose, một loại đường đơn có trong thực vật) và maltodextrose (đường từ mạch nha). Bởi vì luật pháp có chỗ sơ hở, những thứ này vẫn có thể được quảng cáo là “không có sucrose’.

Sữa công thức cũng có thể có những chất nhiễm khuẩn không lường trước được trong quá trình sản xuất. Một số có thể chứa bắp và đậu nành đã được chuyển hóa về mặt di truyền học.

Vi khuẩn Salmonella và aflatoxins – là các nhân tố có khả năng gây độc, gây ung thư, gây đột biến, gây suy giảm miễn dịch (các tác nhân này) được tạo ra từ nấm Aspergillus –thường xuyên bị phát hiện trong sữa công thức, cũng như Enterobacter sakazakii, một mầm bệnh có sức tàn phá được tìm thấy trong thực phẩm có thể gây ra sepsis (nhiễm trùng máu), meningitis (viêm màng não) và enterocolitis (viêm ruột non và ruột kết có thể dẫn đến hoại tử) ở trẻ sơ sinh.

Việc đóng gói sữa công thức thỉnh thoảng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi bị trộn lẫn với thủy tinh vỡ và những mảnh kim loại cũng như các hóa chất công nghiệp chẳng hạn như phthalates và bisphenol A (cả hai đều là tác nhân gây ung thư) và, gần đây nhất trong bao bì sữa công thức, người ta  còn phát hiện ra isopropy thioxanthone (ITX; một chất nghi gây ung thư khác).

Sữa công thức còn chứa nhiều độc tố vượt mức giới hạn hoặc kim loại nặng, kể cả nhôm, manganese, cadmium và chì.

Sữa công thức làm từ đậu nành cũng đáng lưu tâm do lượng oestrogens khá cao từ thực vật (phytoestrogens). Thực tế, lượng phytoestrogens trong máu của trẻ sơ sinh bú sữa công thức làm từ đậu nành có thể cao gấp 13 000 đến 22 000 lần so với lượng oestrogens tự nhiên. Oestrogen cao hơn lượng thường thấy trong cơ thể có khả năng gây ung thư.

Những kẻ Giết hại trẻ em

Bao năm nay người ta đã tin rằng nguy cơ bệnh tật và tử vong từ việc cho bú bình chỉ xảy ra phần lớn với trẻ em ở các nước đang phát triển, nơi mà nước sạch cần để pha sữa công thức thỉnh thoảng khan hiếm và những người mẹ nghèo khổ cảm thấy bắt buộc phải cho thêm nước vào sữa công thức để làm cho sữa nhiều hơn, dẫn tới những bệnh tật do nguồn nước gây ra chẳng hạn như tiêu chảy và bệnh tả cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ. Nhưng dữ liệu mới hơn từ các nước phương Tây đã cho thấy rõ ràng rằng trẻ em ở những xã hội giàu có cũng bệnh và chết do chế độ ăn dặm sớm với thức ăn công nghiệp dành cho trẻ sơ sinh. Bởi vì sữa công thức không phải là thức ăn có dinh dưỡng hoàn chỉnh, bởi vì sữa công thức không chứa những đặc tính tăng cường miễn dịch như trong sữa mẹ và bởi vì sữa công thức được hấp thụ bởi cơ thể đang lớn nhanh của trẻ – khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi nhưng sữa công thức lại không đáp ứng được những nhu cầu đó – hậu quả sức khỏe của việc bú sữa công thức ngày này qua ngày khác khi còn nhỏ như vậy có thể tàn phá sức khỏe của trẻ trong thời gian ngắn lẫn thời gian dài.

So với trẻ bú mẹ, những trẻ bú sữa công thức có nguy cơ tử vong cao gấp hai lần từ bất kỳ nguyên nhân gì trong sáu tuần đầu tiên của cuộc đời. Cụ thể, việc bú sữa công thức làm tăng nguy cơ đột tử sơ sinh (SIDS – sudden infant death syndrome) từ hai đến năm lần. Trẻ bú bình cũng có nguy cơ khá cao phải nhập viện vì nhiều bệnh nhiễm trùng. Ví dụ, các bé (bú sữa công thức) có nguy cơ cao gấp năm lần phải nhập viện vì bệnh đường ruột.

Trong sáu tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ bú bình có nguy cơ bị bệnh viêm ruột hoại tử gấp 10 lần – đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột khá nặng làm các mô ruột bị chết – số lần nguy cơ này tăng gấp 30 lần sau thời gian đó.

Thậm chí còn nhiều căn bệnh nghiêm trọng nữa cũng liên quan đến việc nuôi con bằng sữa công thức. So sánh với trẻ bú mẹ hoàn toàn thậm chí chỉ từ ba đến bốn tháng, trẻ bú sữa công thức cũng có nguy cơ bị tiểu đường loại 1 khi bước vào thời niên thiếu.  Nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư máu cũng gấp từ năm đến tám lần đối với trẻ dưới 15 tuổi từng bú sữa công thức, hoặc bú mẹ ít hơn sáu tháng.

Các nghiên cứu cho rằng về sau, những trẻ bú sữa công thức có nhiều xu hướng mắc các bệnh như bệnh viêm đường ruột trẻ em, bệnh multiple sclerosis (bệnh Xơ cứng rải rác), tật răng so le (dental malocclusion), bệnh tim mạch vành (coronary heart disease), tiểu đường, chứng tăng hoạt động (hyperactivity), bệnh về tuyến giáp và bệnh đường ruột.

Vì tất cả những lý do này, sữa công thức không thể xem như là “tốt nhì” khi so sánh với sữa mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa sữa công thức vào lựa chọn cuối cùng trong việc nuôi trẻ sơ sinh:  Lựa chọn đầu tiên là sữa mẹ từ người mẹ; lựa chọn thứ hai là sữa mẹ uống bằng cốc hoặc bình; lựa chọn thứ ba là sữa mẹ từ ngân hàng sữa mẹ hoặc bú nhờ, và cuối cùng, ở vị trí thứ tư mới là sữa công thức.

Và như thế, trẻ bú mẹ đang trở thành một giống loài đang gặp nguy hiểm. Tại Anh, tỉ lệ trẻ bú mẹ thấp thảm hại và đã như vậy vài thập kỷ nay. Số liệu gần đây cho thấy chỉ có 62 phần trăm phụ nữ ở Anh đã cố gắng cho con bú (thường là ở trong bệnh viện). Trong sáu tuần sau khi sinh, chỉ có 42 phần trăm bà mẹ cho con bú. Chỉ có 29 phần trăm cho con bú tới 4 tháng và con số này giảm xuống chỉ còn 22 phần trăm vào tháng thứ sáu.

Những con số này có thể đến từ hầu như bất kỳ một đất nước phát triển nào trên thế giới, và cũng nên lưu ý rằng không phản ánh lý tưởng cho con bú mẹ “hoàn toàn.” Thay vào đó, nhiều bà mẹ hiện đã thực hiện việc cho con bú hỗn hợp – tức là vừa cho bú mẹ vừa cho bú sữa công thức và thức ăn dành cho trẻ sơ sinh. WHO ước tính trên toàn thế giới chỉ có 35 phần trăm trẻ sơ sinh được bú mẹ cho tới bốn tháng, mặc dù không ai chắc chắn điều đó bởi vì nghiên cứu về việc bú mẹ hoàn toàn vừa hiếm hoi vừa dở dang, ước tính chỉ có 1 phần trăm trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.

Đặc biệt các bà mẹ trẻ lại là đối tượng ít cho con bú nhất, với hơn 40 phần trăm bà mẹ dưới 24 tuổi thậm chí chẳng bao giờ thử cho con bú. Tuy nhiên, khoảng cách lớn nhất lại là khoảng cách kinh tế-xã hội. Phụ nữ trong các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc có học vấn thấp lại là những người ít cho con bú nhất, mặc dù điều này có thể đem lại một khác biệt lớn lao đối với sức khỏe của trẻ.

Đối với trẻ trong những gia đình khó khăn, được bú mẹ trong sáu tháng đầu đời có thể giúp gỡ bỏ sự mất cân đối về mặt sức khỏe giữa đứa trẻ được sinh ra trong gia đình nghèo và đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu. Thực chất là việc nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu tiên quan trọng đó sẽ đưa trẻ qua khỏi đói nghèo để có một khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống.

Vậy tại sao Phụ nữ không cho con bú?

Trước khi sữa công thức trở thành chuyện bình thường, việc nuôi con bằng sữa mẹ là một hoạt động hằng ngày thông qua việc bắt chước và học hỏi trong gia đình và cộng đồng. Các bà mẹ trở thành chuyên gia của bản thân thông qua việc thử nghiệm và thất bại. Nhưng ngày nay, điều phải nên tự nhiên nhiều hay ít lại trở thành phức tạp quá mức – việc tập trung của các chiến lược và chính trường toàn cầu, làm luật, những nhóm vận động hành lang, các nhà hoạt động và sự can thiệp đầy dụng ý nhưng thỉnh thoảng kém hiệu quả và mang tính sùng bái cá nhân của những chuyên gia.

Theo Mary Smale, điều làm nên sự khác biệt, đặc biệt đối với những phụ nữ thiệt thòi về mặt xã hội, chính là sự tự tin về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ và được hỗ trợ.

“Quan niệm về ‘khả năng của bản thân’ – nói cách khác, đó là bạn có nghĩ là mình làm được điều gì đó hay không – rất quan trọng. Bạn có thể nói với một người mẹ rằng nuôi con bằng sữa mẹ là một ý hay, nhưng cô ấy phải tin vào nhiều thứ để có thể làm được điều đó. Trước tiên, cô ấy phải nghĩ rằng đó là điều tốt – điều đó sẽ tốt cho hai mẹ con cô ấy. Thứ nhì, cô ấy phải nghĩ rằng: ‘Tôi là người có thể làm được điều đó;’ thứ ba – và có lẽ là điều quan trọng nhất – là niềm tin rằng nếu mình gặp khó khăn, thì cô ấy là người có thể, với sự trợ giúp, sẽ là người giải quyết được những vấn đề đó.

Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy những người mẹ có thu nhập thấp thường tin rằng cho con bú bị đau, và họ cũng có xu hướng tin rằng sữa công thức tốt như sữa mẹ. Vì vậy ngay từ ban đầu,  đơn giản là họ không có động lực để nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng thật ra; cái chính là ở suy nghĩ rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì bạn chẳng thể làm được gì; chẳng hạn nếu bạn cho con bú mà không bị đau thì đó chẳng qua là do bạn may mắn thôi. Tư duy này rất khác so với một người mẹ ở tầng lớp trung lưu vốn đã quen với việc nhờ giúp đỡ để giải quyết vấn đề nào đó, người đã không ngại ngần nhấc điện thoại lên, hoặc nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ, ‘Tôi muốn được giúp đỡ về chuyện này.”

Hầu như tất cả phụ nữ – khoảng 99{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} – đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ thành công và có đủ sữa cho con không chỉ để cho con lớn mà còn phát triển nữa. Với việc được khuyến khích, hỗ trợ và giúp đỡ, hầu như tất cả phụ nữ đều sẵn sàng bắt đầu việc cho con bú; tuy nhiên tỉ lệ từ bỏ lại đáng báo động: 90{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} phụ nữ ngưng trong sáu tuần đầu tiên nói rằng ước gì mình vẫn tiếp tục cho con bú mẹ. Và có vẻ như tỉ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn có thể kéo dài lâu hơn nếu như người mẹ được hỗ trợ thường xuyên, và nếu gia đình và cộng đồng chấp nhận việc cho con bú, cả ở nhà lẫn ở nơi công cộng, thì việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ càng rõ ràng và phổ biến hơn.

Rõ ràng, không có hỗ trợ về mặt xã hội, và bức tranh lớn hơn về sự tương phản giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con bằng sữa công thức cho rằng, ngoài ra, một hỗn hợp các nhân tố phức tạp – y tế, kinh tế xã hội, văn hóa và chính trị – đã thường xuyên làm suy giảm sự tự tin của người mẹ, trong khi vẫn cổ súy cho quan điểm cho rằng nuôi con bằng sữa công thức là về lối sống hơn là sức khỏe, và rằng cơ thể của người phụ nữ hiện đại đơn giản không phải dành cho việc sản xuất đủ sữa cho nòi giống của mình.

“Nuôi con bằng sữa mẹ là một thỏa hiệp tự nhiên giữa hai mẹ con và bạn liều lĩnh can thiệp vào việc này, ” Giáo sư Mary Renfrew, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Mẫu Nhi, Trường Đại học New York phát biểu. “Nhưng, trong những năm đầu của thế kỷ vừa qua, người ta đã rất bận rộn để can thiệp nó. Về mặt sinh thái học của việc nuôi con bằng sữa mẹ, điều mà bạn có là một môi trường sống tự nhiên đã bị làm nhiễu loạn. Nhưng đó không phải là sự xuất hiện của một động vật ăn thịt lớn nào cả – mà chính là sự phát minh ra sữa nhân tạo – đó mới là mấu chốt vấn đề. Thực tế là môi trường sống này đã bị những thế lực khác làm suy yếu khiến nó dễ gặp thảm họa.”

Nếu bạn đọc các sách về y khoa vào đầu thế kỷ 20, bạn sẽ thấy nhiều câu nói về việc nuôi con bằng sữa mẹ đã được khoa học công nhận vì độ chính xác của chúng, và bạn có thể thấy những kiến thức này bắt đầu bị rơi rụng. Điều này thất bại, Renfrew nói, phần lớn là do nỗi sợ hãi và mất niềm tin rằng khoa học chứng mình được quá trình tự nhiên của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể là, thực tế việc một người mẹ có thể đặt một đứa bé lên ngực và làm chuyện khác khi đang cho con bú, và để cho con tự nhiên rời vú mẹ khi đã no, đã bị xem là không có thứ tự và không chính xác. Kiểu mẫu y học/khoa học lại thay thế tình huống tự nhiên này bằng việc cân đong chính xác – ví dụ như bao nhiêu ml sữa mà một đứa trẻ lý tưởng cần cho mỗi cữ bú – điều này làm lệch đi sự cân bằng tự nhiên giữa mẹ và con, và thiết lập chuyện cho con bú bình như là một tiêu chuẩn sinh học.

Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cũng bắt đầu suy giảm là kết quả của việc hoàn cảnh của nữ giới đã thay đổi sau thế chiến thứ nhất, khi nhiều người mẹ để con ở nhà vì hệ quả của việc giải phóng  phụ nữ – việc mất mát đàn ông trong “các trận giết chóc” – và thậm chí ở khía cạnh rộng lớn hơn với việc xảy ra Thế chiến Thứ Hai, khi càng nhiều phụ nữ có việc làm bên ngoài thay vì làm ở nhà.

“Đó cũng là làn sóng đầu tiên của chủ nghĩa nữ giới,” Renfrew nói “điều này đã đóng sâu vào nhận thức của mọi người vào những năm 60, và khuyến khích người phụ nữ rời xa con mình và bắt đầu sống cho bản thân. Vì vậy một việc có trở nên có ích – đó là phụ nữ hỗ trợ lẫn nhau – thực tế lại tạo một tình huống mà thậm chí người có học, có gia đình, có nhận thức có thể đã đặt câu hỏi (về việc có ích đó) – đã hoang mang một thời gian. Hậu quả là, chúng ta đầu hàng bằng cách đánh mất dần sự tự tin nuôi con bằng sữa mẹ, giảm dần sự hiểu biết về tầm quan trọng của sữa mẹ và giảm dần khả năng hỗ trợ của những người làm trong ngành y.  Và, tất nhiên, tất cả những điều này xảy ra cùng lúc với sự phát triển kỹ thuật cho sự ra đời của sữa công thức và việc có mặt tự do của sữa công thức.”

Việc sinh nở có can thiệp của y tế

Trước thế chiến thứ hai, việc mang thai và sinh nở – và, thêm nữa, cho con bú – là những phần liên tục của cuộc sống bình thường. Phụ nữ sinh con tại nhà với sự hỗ trợ của những cô đỡ có đào tạo, họ là những người của cộng đồng, và sau đó người mẹ cho con bú với sự khuyến khích của gia đình và bạn bè.

Đem việc sinh nở ra khỏi cộng đồng và đặt nó vào bệnh viện làm tăng sự can thiệp của y tế vào việc sinh nở của người phụ nữ. Những sự kiện trong đời bị  biến thành các vấn đề về y tế, và những kiến thức truyền thống được thay thế bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật. Sự can thiệp của y khoa dẫn tới những biện pháp can thiệp ào ra như thác nước đổ, làm sút giảm sự tự tin của phụ nữ về khả năng mang thai và sinh ra một đứa con khỏe mạnh, sinh con và nuôi con.

Cái thác nước đổ theo hướng này: Bệnh viện là những  cơ quan, chứ không phải là con người và cần thiết phải được vận hành theo lịch trình. Để một bệnh viện được vận hành suôn sẻ, lý tưởng là bệnh nhân cần phải được gây mê và nằm yên một chỗ. Để một phụ nữ sinh con, có nghĩa là cô ấy phải nằm ngửa trên giường, một vị trí trái với tự nhiên làm cho việc chuyển dạ bị chậm lại, không có hiệu quả và làm đau đớn hơn.

Để “sửa chữa” cho những cơn chuyển dạ mất hiệu quả do việc điều trị này, các bác sĩ đã phát triển một loạt các loại thuốc (thường là những hormones tổng hợp chẳng hạn như prostaglandins hoặc syntocinon), các kỹ thuật (chẳng hạn như kẹp thai hay hút thai) và những thủ thuật (ví dụ như rạch tầng sinh môn) để làm nhanh tiến trình sinh nở. Làm nhanh việc chuyển dạ một cách nhân tạo thậm chí còn làm sản phụ đau đớn hơn và điều này, dẫn đến việc sản xuất tràn lan các loại thuốc giảm đau. Nhiều loại trong số này thật mạnh đến nỗi người mẹ thường bất tỉnh hoặc bị gây mê sâu ngay vào lúc sinh con và do đó không cho con bú được.

Tất cả các loại thuốc giảm đau đều thấm qua túi nhau, vì vậy thậm chí nếu người mẹ tỉnh táo thì chưa chắc em bé cũng vậy, hoặc bị thấm thuốc thật nặng đến nỗi bản năng tìm mẹ tự nhiên (giúp bé tìm vú mẹ) và việc kết hợp các cơ (cần thiết để tiếp cận vú mẹ phù hợp) bị hư hại trầm trọng.

Trong khi mẹ và con đang phục hồi từ những phức tạp của việc sinh nở có can thiệp y tế thì cho đến những năm 1970 đến những năm 1980 họ vẫn còn bị cách ly theo lịch. Thông thường, em bé sẽ không “được phép” bú mẹ cho đến khi bú bình đầu tiên, trong trường hợp bé có vấn đề tiêu hóa gì đó. Khi việc cho con bú được thực hiện thì nó lại theo thời khóa biểu nghiêm ngặt. Những lịch bú này – thường là từ ba đến bốn giờ một lần – hoàn toàn không hề tự nhiên đối với em bé của con người vì bé cần được bú 12 lần trở lên trong 24 tiếng. Những bé không thoát khỏi cơn đói giữa các cữ bú thường xuyên được bổ sung nước và/hoặc sữa công thức.

“Nhiều cữ bú dặm quá,” Giáo sư Renfrew nói. “Cái cách mà chuyện cho con bú “theo khoa học” này xảy ra ở bệnh viện là ngày đầu tiên em bé sẽ bú hai phút mỗi bên vào ngày đầu tiên, sau đó là bốn phút mỗi bên ngày thứ hai, bảy phút vào ngày thứ ba và cứ như vậy. Điều này tạo ra sự lo lắng khủng khiếp vì người mẹ sẽ nhìn vào đồng hồ thay vì nhìn con mình. Em bé sau đó sẽ được dặm thêm sau mỗi cữ bú, rồi dặm tiếp suốt đêm thay vì đem tới cho mẹ để được bú. Vì thế bạn có một tình huống mà con thì khóc trong phòng nhũ nhi và mẹ thì khóc ở khu hậu sản. Đó là những gì mà chúng ta gọi là “bình thường” trong những năm của thập kỷ 60 và 70.”

Sữa mẹ được tạo ra trên căn bản cung-và-cầu, và những cữ bú dặm đều đặn này vừa làm thõa mãn cơn đói của trẻ và giảm bớt nhu cầu bú mẹ củ bé, vừa làm cho sữa mẹ giảm đi. Kết quả là, nhờ hồng ân được sinh nở tại bệnh viện mà người mẹ trải qua kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ như một sự nỗ lực bực bội và thường gây đau đớn rồi thất bại.

Khi đó, dưới những tình huống không thể làm được gì, việc cho con bú “thất bại,” sữa công thức vì thế được cung cấp như là “giải pháp hoàn chỉnh về dinh dưỡng” và đồng thời cũng “hiện đại hơn”, “sạch sẽ hơn” và được “xã hội chấp nhận hơn.”

Tối thiểu hai thế hệ phụ nữ đã trở thành chủ đề cho những thói quen có hại như vậy và kết quả là ngày nay nhiều người mẹ nhận thấy khái niệm cho con bú kỳ lạ và không quen thuộc, và rất thường bị gán cho thành điều không thể và thường xuyên không “làm” được, điều mà họ có thể “làm thử xem sao”, nhưng lại công bằng mà nói thì đó là điều họ không nên cảm áy náy khi không làm được.

Thất bại của nhân viên y tế

Những bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh trẻ tuổi ngày nào đã là những người tiên phong cho việc sinh nở có sự can thiệp y tế thì ngày nay cũng là những người quản lý các dịch vụ y tế. Vì vậy, có lẽ là không ngạc nhiên khi các bệnh viện hiện đại căn bản cũng chẳng có gì khác so với với những người đi trước. Họ có thể có nhiều TV và đầu máy CD, phòng ốc đẹp hơn, thuốc thang có thể phức tạp hơn, nhưng các nguyên tắc và mục tiêu căn bản của việc sinh nở có sự can thiệp của y tế thay đổi rất ít trong 40 năm qua – và sự ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ vẫn còn thê thảm.

Trong nhiều trường hợp, quan điểm của bác sĩ về việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thường dựa trên kinh nghiệm dày dạn của họ. Chẳng hạn, các khảo sát cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hiệu quả và chính xác từ lời khuyên của bác sĩ về việc cho con bú sữa mẹ nằm ở chỗ là bản thân bác sĩ đó, hay vợ của bác sĩ đó có cho con bú hay không.  Tương tự như vậy, nữ hộ sinh, y tá tá hay bác sĩ đã cho con bú sữa công thức thì thường không phải là người khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả.

Đáng lo ngại hơn, những người có chuyên môn trong ngành y này có thể kéo dài những ngộ nhận về việc nuôi con bằng sữa mẹ dẫn đến sự thất bại. Tại vài bệnh viện, ngay từ đầu người ta vẫn khuyên các bà mẹ hạn chế thời gian cho con bú trực tiếp tại mỗi ngực để “luyện” cho đầu vú, hoặc khuyên rằng bé đã bú đủ sữa “cần” ở 10 phút đầu tiên rồi và việc mút vú sau thời gian này là không cần thiết. Một số mẹ vẫn được khuyên cần phải duy trì lịch bú mỗi bốn tiếng một lần.  Số liệu từ Văn phòng Dữ liệu Quốc gia Anh Quốc cho thấy các bé vẫn được bú dặm thêm sữa công thức. Vào năm 2002, gần 30{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trẻ ở các bệnh viện Anh được nhân viên bệnh viện cho bú sữa công thức và gần 20{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trẻ bị cách ly mẹ ở vài thời điểm khi ở bệnh viện.

Những lời khuyên liên tục không phù hợp từ những người có chuyên môn trong ngành y là một lý do dẫn đến việc năm 1991, Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) đã khởi đầu chương trình Bệnh Viện Thân Thiện với Trẻ Em (Baby Friendly Hospital Iniative – BFHI) – một hệ thống chứng nhận cho các bệnh viện hội đủ các tiêu chuẩn nhất định để hỗ trợ thành công việc nuôi con bằng sữa mẹ. Các tiêu chuẩn này gồm có:

  • Huấn luyện các nhân viên y tế biết cách hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ sau khi snh;
  • Không cho trẻ sơ sinh bất kỳ thức ăn hoặc thức uống nào ngoài sữa mẹ; ngoại trừ có lý do y tế; và
  • Bệnh viện không chấp nhận các sản phẩm miễn phí hoặc chiết khấu cao từ các công ty sữa công thức.

Về nguyên tắc, đây là một bước quan trọng trong việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, và các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sinh con trong các Bệnh Viện Thân Thiện với Trẻ Em nuôi con bằng sữa mẹ lâu hơn. Ví dụ, tại Scotland, nơi có khoảng 50{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} các bệnh viện được chứng nhận Thân thiện với Trẻ em, tỉ lệ bắt đầu cho con bú đã tăng đáng kể vào những năm gần đây. Ở Cuba, nơi có 49 cơ sở trên tổng số 56 bệnh viện và cơ sơ phụ sản được công nhận Thân thiện với Trẻ em, tỉ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn đến bốn tháng gần như gấp ba trong sáu năm – từ 25{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} năm 1990 tăng lên 72{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} năm 1996. Con số này cũng tương tự tại Bangladesh, Brazil và Trung Quốc.

Thật không may là, việc quan tâm để có chứng nhận BFHI lại không phổ biến lắm. Tại Anh, chỉ có 43 bệnh viện (đại diện cho 16{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} số bệnh viện) đã đạt được chứng nhận này – và không có bệnh viện nào ở London cả. Trong số khoảng 16,000 bệnh viện trên thế giới được công nhận là bệnh viện Thân thiện với Trẻ em, chỉ có 32 bệnh viện là ở Mỹ.  Hơn nữa là, mặc dù các bệnh viện Thân Thiện với Trẻ em có tỉ lệ cho con bú mẹ ban đầu thuộc loại cao, nhưng vẫn không thể đảm bảo rằng người mẹ đó sẽ tiếp tục cho con bú sau khi quay trở về với cộng đồng. Thậm chí trong số những người sinh con tại bệnh viện Thân thiện với Trẻ em, con số những người cho con bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng cũng thấp đến mức không thể chấp nhận được.

Ảnh hưởng của Quảng cáo

Các bệnh viện BFHI đối mặt với một nhiệm vụ khá chán nản trong việc đánh bại sự thiếu hiểu biết của những người có chuyên môn, các bà mẹ và công chúng trên diện rộng. Họ cũng đang tham gia vào một trận chiến gian nan khi giới truyền thông thỏa thuận ngầm với nhau rằng thông qua việc xoa dịu sự ray rứt của các bà mẹ vì lỡ cho con bú bình và họ dùng cách gây ảnh hưởng hơn là thông qua việc quảng cáo, họ xác định lại rằng sữa công thức là một lựa chọn có thể chấp nhận được.

Mặc dù ngày nay việc quảng cáo sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh đã có những giới hạn nghiêm ngặt hơn, nhưng bấy lâu nay nhờ chiêu bài quảng cáo và khuyến mãi mà các hãng sữa đã định nghĩa lại vấn đề nuôi dưỡng trẻ sơ sinh về cả lĩnh vực khoa học (chẳng hạn như cung cấp cho bác sĩ biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn dành cho trẻ bú bình) lẫn khung cảnh xã hội rộng lớn hơn của nó, điều chỉnh lại nhận thức về cái gì phù hợp và cái gì không phù hợp.

Kết quả là, khi thiếu đi những buổi gặp gỡ của những phụ nữ trong cộng đồng để chia sẻ với nhau về chuyện bầu bí, sinh nở và làm mẹ, những lựa chọn của phụ nữ ngày nay bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều hơn từ các tờ rơi thương mại và quảng cáo hơn bất kỳ những điều nào khác.

Các hãng sữa dành cho trẻ em tiêu tốn triệu triệu đô la để đưa ra các chiến lược tiếp thị để làm cho sản phẩm của họ luôn ở hàng đầu trong nhận thức của công chúng. Tại Anh, các công ty sữa chi ra ít nhất 12 triệu bảng mỗi năm để in các ấn phẩm, tờ rơi và các khuyến mãi khác, thường ở dưới chiêu bài các “tài liệu giáo dục.” Có nghĩa là họ tốn khoảng 20 bảng Anh cho mỗi đứa trẻ ra đời (để khuyến khích nuôi con bằng sữa công thức). Trái lại, mỗi năm chính phủ Anh chỉ trả khoảng 14 pence trên mỗi đứa trẻ để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Đó là một sự không cân xứng lặp lại trên thế giới – và không chỉ đấu trường của việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Quỹ dành cho quảng cáo của Ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu trị giá 40 tỉ đô la, một con số còn lớn hơn Tổng sản phẩm Quốc Nội (GDP) của 70{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} quốc gia trên thế giới. Cứ mỗi đô la mà WHO bỏ ra để phòng chống các bệnh tật do chế độ ăn uống của các nước Phương Tây gây ra, thì ngành công nghiệp thực phẩm lại chi ra hơn $500 để khuyến khích các chế độ ăn uống đó.

Vì không thể trực tiếp quảng cáo sữa công thức cho các bà mẹ (chẳng hạn như ở các tạp chí dành cho mẹ và bé và trực tiếp qua các tờ rơi quảng cáo), hoặc phát các mẫu thử miễn phí ở các bệnh viện hay phòng khám, các hãng sữa công thức bắt đầu tấn công các outlets khác, chẳng hạn như các câu lạc bộ mẹ và bé, các trang internet có mục đích giúp các bà mẹ bận rộn tìm được những thông tin họ cần về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Thỉnh thoảng họ dựa vào các chiêu bài lừa gạt.

Các nhà sản xuất được phép quảng cáo cho cha mẹ sữa dặm thêm, phù hợp cho trẻ trên sáu tháng. Nhưng thỉnh thoảng những quảng cáo này lại đăng hình của một em bé nhỏ hơn 6 tháng nhiều, ngụ ý nói rằng sản phẩm cũng phù hợp cho trẻ sơ sinh.

Không nên coi thường tác động của những khuyến mại kiểu này. Một nghiên cứu năm 2005 của NCT/UNICEF tại Anh cho thấy 1/3 các mẹ tại Anh xem quảng cáo sữa công thức sáu tháng trước đó tin rằng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh cũng tốt như hoặc thậm chí tốt hơn sữa mẹ. Việc tiết lộ này thật ngạc nhiên/ choáng váng bởi vì việc quảng cáo sữa công thức cho các bà mẹ đã bị cấm nhiều năm ở một số nước trong đó có Anh.

Để đi đường vòng các quy định chống lại việc quảng cáo trực tiếp cho cha mẹ, các hãng sữa sử dụng các chiến thuật tâm lý đánh vào những lo lắng tự nhiên của cha mẹ về sức khỏe của con mình. Chẳng hạn như nhiều loại sữa công thức hiện nay được hiểu và bán như là các biện pháp giải quyết cho các vấn đề về “sức khỏe” của trẻ sơ sinh chẳng hạn như bất dung nạp lactose, hoặc không tiêu hóa hoàn toàn và “háu đói” – mặc dù nhiều trong số những vấn đề này có thể gây ra do việc cho bé bú sữa công thức làm từ sữa bò quá sớm.

Khoảng cách kinh tế xã hội giữa những người mẹ cho con bú cũng bị hãng sữa khai thác, chẳng hạn như việc nhắm vào những phụ nữ có thu nhập thấp (thông qua quảng cáo cũng như các chương trình phúc lợi xã hội) đã đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận. Khi được tiếp cận với cơ hội đem lại cho con những gì tốt nhất mà khoa học có thể đem lại, nhiều người mẹ có thu nhập thấp đã tìm đến sữa công thức một cách rất tự nhiên. Điều này đặc biệt đúng nếu họ nhận được các mẫu thử miễn phí, như trường hợp ở các nước đang phát triển hiện nay vẫn còn.

Nhưng bản chất cung – cầu của sữa mẹ nằm ở chỗ, một khi người mẹ nhận những mẫu thử này và cho con mình uống sữa công thức thì nguồn sữa của mình sẽ nhanh chóng cạn dần. Thật đáng buồn, sau khi đã cho con uống hết những mẫu thử này và cũng đã dùng hết những phiếu giảm giá, họ nhận ra rằng mình không còn sản xuất được sữa nữa và không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ ra hàng đống tiền để tiếp tục mua sữa công thức cho con.

Thậm chí khi các công ty sữa “khuyến khích” cho con bú mẹ, họ trồng một hạt giống mà Mary Smale gọi là “hạt giống có điều kiện” mà không bao giờ nảy mầm. “Nhiều năm trước đây, các hãng sữa từng in ra những tờ rơi để lòe kiểu như vậy cho phụ nữ, khuyến khích họ cho con bú và trấn an họ rằng em bé chỉ cần thêm một ít calories một ngày mà thôi. Bạn không thể bắt lỗi cách dùng từ của họ, nhưng hình ảnh kèm theo lại là những thứ như yogurt phải là của Mark & Spencer và nguyên con cá có cả đầu, và bánh mì nguyên cám – nhưng không phải là loại bánh mì nguyên cám mà bạn mua ở tiệm bánh mì ở góc phố mà là loại bánh mì bạn phải mua ở các tiệm chuyên biệt. [Ngụ ý rằng chỉ có sản phẩm của họ mới có được những tiêu chuẩn như vậy_ND]

Thông điệp ẩn chứa rõ ràng là chỉ có tầng lớp trung lưu mới có một thai kỳ khỏe mạnh và một nguồn sữa mẹ dồi dào, và rằng bất kỳ phụ nữ nào không thuộc tầng lớp này sẽ phải phụ thuộc vào những nguồn khác để cung cấp cho con.

Lướt nhanh qua bất kỳ một tạp chí Thai sản hoặc túi tặng miễn phí cho các bà bầu có tên là ‘Bounty” – cuốn sách mỏng màu mè chứa thông tin và những sản phẩm thử miễn phí – có thể thấy rằng những thông điệp hình ảnh tinh vi này, gồm có những bức hình lộng lẫy của các loạt hạt đậu, những tô muesli được sắp xếp một cách nghệ thuật, những ổ bánh mì nướng thủ công và những góc phô mai ngon miệng, những trái xoài, nho và kiwi ngoại lai, và rau củ tươi được sắp xếp khéo léo, vẫn còn thông dụng.

Chiêu bài Tài trợ cho Nghiên cứu của hãng sữa

Các hãng sữa cũng cố gắng dùng ảnh hưởng của mình thông qua việc liên hệ với những người trong ngành sức khỏe (để họ tặng mẫu miễn phí để nghiên cứu và cho “mục đích giáo dục”) với vai trò trung gian. Tặng quà miễn phí, những chuyến công tác giáo dục ở nước ngoài và tài trợ cho những nghiên cứu chỉ là vài chiêu mà những người làm trong ngành y “được đào tạo” về lợi ích của sữa công thức.

Không có gì là miễn phí cả! Hãng sữa tài trợ cho các nghiên cứu về sức khỏe là có dụng ý!

Không có gì là miễn phí cả! Hãng sữa tài trợ cho các nghiên cứu về sức khỏe là có dụng ý!

Theo Patti Rundall, giám đốc chính sách tại Tập đoàn Hành động vì Sữa Trẻ Em của Anh, người đã vận động hành lang cho việc tiếp thị có trách nhiệm về thực phẩm dành cho trẻ em hơn 20 năm, “Trong hai thập kỷ qua, những công ty thực phẩm trẻ em đã cố gắng thiết lập một vai trò quan trọng giữa mình và ngành y, biết rằng dịch vụ y tế và giáo dục đóng vai trò quan trọng trong cơ hội tiếp thị. Chẳng hạn như các hãng sữa rất thích tài trợ cho các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em dựa trên các quy định về sức khỏe, và trả tiền cho y tá, giáo viên cũng như các tài liệu về giáo dục và các dự án cộng đồng.”

Họ cũng sẵn lòng tài trợ cho những tổ chức phi chính phủ “quan trọng” – đó là thành lập những nhóm có nhiệu vụ cung cấp thông tin và hỗ trợ cho phụ nữ. Nhưng loại tài trợ này lại không được Bộ Quy Tắc về Quảng cáo Sản phẩm Thay thế Sữa mẹ cho phép bởi vì nó bóp méo khả năng của những tổ chức này trong việc cung cấp cho các bà mẹ những thông tin độc lập về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ (xem bên dưới). Tuy nhiên, những hoạt động như vậy vẫn còn phổ biến – chỉ có điều là kín đáo hơn trước đây – và tiếp tục làm suy yếu khả năng vận động nuôi con bằng sữa mẹ của đội ngũ y tế.

Những chiến dịch phản đối

Rõ ràng là khi tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và rằng việc quảng cáo sữa công thức có tác động trực tiếp đến quyết định không cho con bú của người mẹ, Bộ quy Tắc về Quảng cáo Sản phẩm thay thế Sữa mẹ đã được phát thảo và dần được chấp nhận tại Hội đồng Y tế Thế Giới (World Health Asembly – WHA) vào năm 1981. Cuộc bỏ phiếu gần như thống nhất với 118 quốc gia bỏ phiếu thuận, ba nước rút lại phiếu và  một phiếu chống từ Mỹ. (Năm 1994, sau nhiều năm chống đối, Mỹ dần dần tham gia với các nước phát triển khác trên thế giới với tư cách là một bên đứng ra ký kết Quy tắc.)

Quy tắc này là một công cụ độc nhất khuyến khích việc nuôi dưỡng trẻ em theo phạm vi toàn cầu bằng cách cố gắng khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và bảo đảm việc tiếp thị phù hợp các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Quy tắc áp dụng cho tất cả các sản phẩm được quảng cáo là thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn sữa mẹ gồm có sữa công thức, sữa công thức đặc biệt, ngũ cốc, nước trái cây, rau củ trộn với trà dành cho trẻ em và cũng áp dụng cho bình sữa và núm ti. Ngoài ra, quy tắc này còn nêu rõ rằng những sản phẩm dành cho trẻ em không được tiếp thị/quảng cáo ở những hình thức làm giảm/coi thường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đặc biệt, Quy tắc:

  • Cấm tất cả quảng cáo hoặc khuyến mãi những sản phẩm này đối với công chúng.
  • Cấm tặng quà và mẫu thử cho các bà mẹ và nhân viên y tế
  • Yêu cầu tài liệu chứa thông tin ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ, để cảnh báo việc cho trẻ bú bình và không chứa hình ảnh trẻ em hay câu chữ lý tưởng việc sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ.
  • Cấm việc sử dụng hệ thống chăm sóc y tế để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ.
  • Cấm việc cung cấp miễn phí hoặc với giá thấp các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
  • Cho phép nhân viên y tế nhận mẫu, nhưng chỉ với mục đích nghiên cứu.
  • Đòi hỏi rằng thông tin sản phẩm phải chân thực và có khoa học.
  • Cấm việc buôn bán các sản phẩm khích lệ việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ và tiếp xúc trực tiếp với các bà mẹ.
  • Yêu cầu trên nhãn sản phẩm phải có thông tin đầy đủ của việc sử dụng sữa công thức hợp lý và nguy cơ nếu dùng không đúng cách.
  • Yêu cầu nhãn mác sản phẩm không được hạ thấp việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Tài liệu này có lẽ sẽ không được tạo ra ngày hôm nay. Từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập và đặc tính “tự do thương mại” từ năm 1995, sự tinh vi ngày càng gia tăng của những chiến lược quyền lực của các tập đoàn và chiến dịch vận động hành lang rầm rộ của các tổ chức sức khỏe đã gia tăng tới mức độ mà quy tắc này lẽ ra đã bị bãi bỏ trước khi đến được giai đoạn bỏ phiếu.

Tuy nhiên, năm 1981, những tiểu bang thành viên, các tập đoàn và các tổ chức phi chính phủ đã ở vị trí tương đối bình đẳng với nhau. Bằng cách ngăn chặn ngành công nghiệp sữa quảng cáo sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, tặng các mẫu miễn phí, quảng cáo sản phẩm ở các cơ sở y tế hoặc bằng cách tặng những “túi quà tiện lợi” cho mẹ-và-bé, và nhấn mạnh việc dán nhãn mác tốt hơn, Quy tắc hoạt động để tiết chế một ngành công nghiệp mà lẽ ra đã trở thành bàn đạp tay trong cho việc sản xuất thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhưng không may mắn là…

Trở thành một thành viên ký hiệp ước/quy tắc không có nghĩa rằng các nước thành viên bị bắt buộc phải tuân thủ hoàn toàn các khuyến nghị của nó. Nhiều nước, trong đó có Anh, chỉ áp dụng một số nội dung – chẳng hạn, nguyên tắc cơ bản rằng nuôi con bằng sữa mẹ là một điều tốt – trong khi đó lại làm ngơ những chiến lược căn bản nhằm hạn chế quảng cáo và việc tiếp xúc của hãng sữa với những người mẹ. Vì vậy, ở Anh, sữa công thức dành cho “trẻ khỏe mạnh” có thể được quảng cáo cho các bà mẹ ngay tại các bệnh viện và phòng khám, mặc dù không thông qua truyền thông.

Thêm nữa, về phần các hãng sữa, họ tiếp tục tranh luận rằng bộ Quy Tắc quá nghiêm ngặt và ngăn cản họ khai thác thị trường mục tiêu một cách toàn diện. Thật vậy, Helmut Maucher, một nhà vận động hành lang có thế lực của tập đoàn và là chủ tịch danh dự của Nestle – công ty chiếm lĩnh 40{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} thị trường thức ăn dành cho trẻ em toàn cầu – đã trở thành người nổi tiếng khi nói rằng: “Những quyết định về đạo đức làm tổn thương khả năng cạnh tranh của một công ty thực ra là phi đạo đức.”

Và ông ta nói không sai, đây là những thị trường lớn. Thị trường sữa dành cho trẻ em tại Anh có trị giá 150 triệu bảng Anh mỗi năm và thị trường Mỹ vào khoảng 2 tỉ đô la. Thị trường sữa và thức ăn dành cho trẻ em toàn cầu dao động ở mức 17 tỉ đô la và tăng 12{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} mỗi năm.  Dưới quan điểm của các hãng sữa, càng có nhiều phụ nữ cho con bú thì lợi nhuận của họ càng giảm. Ước tính rằng, cứ mỗi trẻ em bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng thì 450 đô la thức ăn trẻ em sẽ bị thất thu. Ở phương diện toàn cầu, con số này trở thành hàng tỉ đô la thua lỗ.

Điều đặc biệt làm các hãng sữa lo ngại là, nếu họ chấp nhận bộ Quy tắc này mà không tranh đấu thì việc này sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho các ngành khác của thương mại quốc tế – chẳng hạn như dược phẩm, thuốc lá, thực phẩm, nông nghiệp và các công ty dầu. Đó là lý do tại sao mà trọng tâm của vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã bị đổi hướng khỏi sức khỏe trẻ em và thay vào đó trở t hành một cuộc chiến có tính biểu tượng cho tự do thương mại.

Trong khi hầu hết các hãng sữa đều công khai đồng ý tuân theo Bộ Quy Tắc, nhưng họ lại kín đáo triển khai các nguồn lực khổng lồ để diễn giải lại hoặc tìm cách luồn lách nó. Về nỗ lực này, Nestle đã thể hiện sự thách thức và lì lợm đến mức không thể tin nổi.

Ở Ấn Độ, chẳng hạn, Nestle vận động chống lại Bộ Quy tắc trở thành luật, và sau đó khi luật đã được thông qua, công ty này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cách ghi nhãn hiệu của mình, nhưng họ lại đưa ra kêu gọi chống lại chính phủ Ấn Độ thay vì chấp nhận hình phạt.

Sau bao nhiêu năm với những hành động gây hấn như vậy, cộng với những hành vi quảng cáo và tiếp thị phi đạo đức, đã dẫn tới một chiến dịch liên tục để tẩy chay các sản phẩm của công ty kể từ năm 1977.

Logo của Nestle (trái) và Logo tẩy chay Nestle  (phải). Nguồn ảnh: Babymilk Action

Logo của Nestle (trái) và Logo tẩy chay Nestle (phải).
Nguồn ảnh: Babymilk Action

Kẽ hở Achilles của Bộ quy tắc nằm ở chỗ là nó không thiết lập một cơ quan quản lý nào cả. Ý tưởng này có trong bản soạn thảo gốc, nhưng lại bị dời đến các văn bản soạn thảo kế tiếp. Thay vào đó, việc giám sát Bộ quy tắc đã được giao cho chính phủ hoạt động riêng lẻ và  tập thể thông qua tổ chức Y tế Thế giới.

Nhưng, hơn 25 năm qua,  tính trách nhiệm tập thể đã trượt khỏi chương trình nghị sự của UN, sau cả tự do thương mại, tự điều chỉnh và hợp tác. Thiếu sự giám sát của chính phủ có nghĩa rằng những nhóm nhỏ và ít quỹ như Mạng lưới Hành động vì Thực phẩm trẻ em Quốc tế (International Baby Food Action Network – IBFAN), có 200 nhóm thành viên làm việc ở hơn 100 quốc gia, mặc nhiên trở thành cơ quan giám sát vi phạm của Bộ Quy tắc. Nhưng mặc dù những nhóm cảnh giới này có thể giám sát và báo cáo vi phạm Bộ quy tắc cho các cơ quan thẩm quyền về sức khỏe, nhưng họ không thể ngăn chặn các vi phạm này. Năm 2004, theo báo hai năm một lần của IBFAN về việc Vi phạm luật, Lợi dụng luật, đã phân tích hành vi tiếp thị của 16 công ty thức ăn trẻ em thế giới, và 14 công ty sản xuất bình và núm ti, giữa tháng 1 năm 2002 và tháng 4 năm 2004. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra khoảng 2 000 vi phạm bộ Quy tắc ở 69 quốc gia.

Ở phương diện toàn cầu, việc xuyên tạc Bộ quy tắc để phù hợp với những chiến lược tiếp thị khá phổ biến, và Nestle tiếp tục dẫn đầu trong việc này. Theo IBFAN, Nestle tin rằng chỉ một trong những sản phẩm “sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh” của họ mới bị buộc nằm trong phạm vi của Bộ quy tắc. Họ cũng từ chối tính toàn cầu của Bộ quy tắc, nhấn mạnh rằng nó chỉ áp dụng cho những đất nước đang phát triển. Nơi nào mà Nestle và Hiệp hội Các hãng sản xuất Thức ăn Trẻ em mà nó (Nestle) chi phối, dẫn đầu thì các công ty khác theo chân, và khi những công ty như Nestle bị buộc tội vi phạm Bộ quy tắc thì chiến lược lại đơn giản nhưng hiệu quả – đó là khởi nguồn những cuộc thảo luận phức tạp và nhàm chán với những tổ chức ở tầm WHO hoặc WHA về việc làm sao để diễn giải Bộ Quy Tắc một cách tốt nhất với hi vọng rằng những cuộc họp  như thế này sẽ bù đắp cho bất kỳ tai tiếng nào và đánh lạc hướng dư luận qua khỏi thiệt hại do những vi phạm liên tục này gây ra.

Theo Patti Rundall, điều quan trọng là không để những chiêu bài đánh lạc hướng này có cửa hoạt động ngay từ ban đầu: ‘Có thể không có loại thức ăn nào mà có sẵn tại chỗ, có tính bền vững và thân thiện với môi trường hơn sữa mẹ. Đây chính là loại thức ăn duy nhất mà trẻ cần trong sáu tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn thức ăn được làm mới một cách tự nhiên mà không cần đóng gói hay vận chuyển, vì thế không hề lãng phí và miễn phí. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể góp phần giảm tỉ lệ nghèo đói là nguyên nhân chính của tình trạng suy dinh dưỡng.”

Vì vậy có lẽ chúng ta nên tiếp tục đơn giản hóa cuộc tranh cãi bằng việc hỏi: Có phải những công ty khuyến khích việc nuôi con bằng sữa công thức như là một tiêu chuẩn đơn giản chỉ là những chủ hãng thông minh làm công việc của mình hay là những kẻ vi phạm nhân quyền tệ hại nhất?

Tốt thôi chưa đủ

Sau hơn hai thập kỷ, rõ ràng rằng việc ủng hộ nuôi con bằng sữa mẹ xuất phát từ cái tâm không thật đem lại lợi nhuận cho những hãng sữa đa quốc gia chứ không phải là những bà mẹ và em bé, và rằng ngành thực phẩm dành cho trẻ nhỏ không hề có ý định tuân thủ các khuyến nghị của UN về việc nuôi dưỡng trẻ em hay các quy định của Bộ Quy tắc Quốc tế về việc Tiếp thị những sản phẩm Thay thế Sữa mẹ – nếu như họ không bị luật pháp buộc phải làm như thế hay áp lực của người tiêu dùng, hoặc hiệu quả hơn là cả hai.

Người mẹ không thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhân viên y tế, các cơ sở y tế và chính phủ thất bại trong việc giáo dục và hỗ trợ những phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa  mẹ. Không có hỗ trợ, nhiều người mẹ sẽ đầu hàng cho dù họ chỉ đối mặt với những khó khăn thật nhỏ nhoi. Và hơn nữa, theo Mary Renfrew, ‘Không cho con bú nữa không phải là một việc mà người mẹ làm một cách hời hợt. Nhiều người trong số họ phải đấu tranh rất mạnh mẽ để tiếp tục cho con bú và họ chiến đấu mà không có hỗ trợ nào cả. Những người mẹ này đang chống lại xã hội – một xã hội không chỉ lấy bình sữa làm bạn mà còn vô cùng thiếu thân thiện với việc cho trẻ thơ bú mẹ.”

Để đảo ngược xu hướng này, các chính phủ trên toàn thế giới phải bắt đầu nghiêm túc nhận trách nhiệm bảo đảm sức khỏe tốt cho thế hệ tương lai. Để làm được điều này cần phải thay đổi nhận thức của xã hội một cách sâu sắc và căn bản. Chúng ta phải chấm dứt việc làm cho các bà mẹ phiền lòng bằng những thông điệp giản dị thái quá với nội dung “sữa mẹ là tốt nhất” và đầu tư thờ gian, năng lượng cũng như tiền bạc vào việc tái đào tạo nhân viên y tế và xã hội ở diện rộng.

Chúng ta cũng phải ngưng việc thỏa hiệp. Những cơ sở y tế thuộc chính phủ, chẳng hạn như Mỹ và Anh, vốn đặt ra mục tiêu là 75{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} phụ nữ tiếp tục cho con bú khi xuất viện, chỉ hơn dịch vụ trả tiền cho nước bọt về tầm quan trọng của sữa mẹ. Hầu hết những người mẹ này sẽ không còn cho con bú trong vòng một vài tuần, và những chính sách như vậy chẳng có lợi cho ai ngoài những công ty sản xuất sữa vì họ sẽ bắt đầu kiếm tiền từ khi việc cho con bú bị chấm dứt. Để tất cả các bà mẹ đều cho con bú, chúng ta phải chuẩn bị để:

  • Cấm tất cả các quảng cáo về sữa công thức kể cả sữa dặm thêm.
  • Cấm cho tặng các mẫu sữa công thức miễn phí, thậm chí là cho mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu.
  • Yêu cầu phải có những cảnh báo về sức khỏe trung thực và nổi bật trên tất cả hộp và thùng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.
  • Có nguồn quỹ ổn định để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ ở mỗi cộng đồng, đặc biệt là những vùng có hạn chế về mặt xã hội, với mục tiêu đạt được 100{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên.
  • Có các chiến dịch quảng cáo gây quỹ và giáo dục nhằm vào các ông bố, các bà nội, học sinh, bác sĩ, nữ hộ sinh và cộng đồng chung.
  • Khuyến khích và cho phép các bà mẹ muốn cho con bú nơi công cộng.
  • Thỏa thuận trong hợp đồng lao động cho tất cả phụ nữ đang làm việc được nghỉ thai sản sáu tháng mà không phải lo sợ mất việc.

Những chiến lược này đã chứng tỏ tính giá trị ở một số nơi trên thế giới. Năm 1970, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở các nước Scandinavia thấp như ở Anh. Sau đó, lần lượt từng bước, các nước Scandinavian đã cấm tất cả quảng cáo sữa nhân tạo, cho nghỉ thai sản một năm và trả 80{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} lương, và khi người mẹ trở lại làm việc thì được nghỉ một giờ để cho con bú mỗi ngày. Hiện nay, 98{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} các mẹ Scandinavian cho con bú sớm, 94{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} vẫn cho con bú đến một tháng, 81{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} cho con bú đến hai tháng, 69{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} cho bú đến bốn tháng và 42{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} cho bú tới sáu tháng.

Mặc dù những tỉ lệ này vẫn chưa phải là tối ưu nhưng lại cao nhất thế giới, và là thành quả của một biện pháp phối hợp nhiều mặt để khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ. Khi chúng ta đã biết rõ những lợi ích của sữa mẹ và các tác hại của sữa công thức, thì không thể chấp nhận được rằng chúng ta đã cho phép tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tại Anh và bất kỳ nơi nào trên thế giới lại giảm một cách thảm hại như vậy.

Mục tiêu rõ ràng – 100 phần trăm các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn ít nhất sáu tháng đầu đời!

SỮA MẸ VÀ SỮA CÔNG THỨC: MIỄN BÀN CÃI

Sữa mẹ là một thức ăn “sống” có chứa các tế bào sống, hormones, men hoạt động, kháng thể và ít nhất 400 thành phần khác mà chỉ có sữa mẹ mới có. Sữa mẹ là một chất linh động mà thành phần của nó thay đổi từ đầu đến cuối cữ bú và theo độ tuổi cũng như nhu cầu của bé. Bởi vì sữa mẹ cũng cung cấp miễn dịch chủ động, mỗi lần bé bú tức là bé cũng nhận được sự bảo vệ khỏi bệnh tật.

Nếu so với chất lỏng kỳ diệu này thì sữa nhân tạo chỉ hơn thức ăn tạp một chút thôi. Sữa mẹ cũng là thức ăn duy nhất mà con người được khuyến khích sử dụng hoàn toàn trong tới mấy tháng, mặc dù chúng ta biết rằng không cơ thể con người nào có thể luôn khỏe mạnh và phát triển dựa trên một chế độ ăn uống ổn định các thức ăn làm sẵn.

[table id=9 /]

 

 

 

2 thoughts on “Sự thật kinh hoàng đằng sau những hộp sữa”

Comments are closed.