Nguồn: Pediatric Consultant
Tác giả: ANN L. KELLAMS, MD, IBCLC
Trường Đại Học Virginia
TÓM LƯỢC: Cách tốt nhất cho dinh dưỡng trẻ sơ sinh là không cho bé ăn hay bú gì ngoài sữa mẹ, ngoại trừ những trường hợp do y khoa chỉ định. Nếu bé bú không đủ dẫn tới hạ đường huyết, mất nước trầm trọng và chậm đại tiện, cần phải đánh giá nghiêm túc việc cho bú. Thực phẩm ngoài sữa mẹ chỉ nên chỉ định đối với bé nào có tình hình không được cải thiện dù đã được thẩm định và có các biện pháp can thiệp nhằm để bé bú mẹ hiệu quả. Việc chậm trễ của tiến trình lactogenesis II (tức là quá trình sản xuất sữa mẹ) không thể đuợc chẩn đoán cho tới ngày thứ 3 và thứ 5 sau khi sinh và cần phải có bằng chứng cho thấy bé không bú đủ. Để đánh giá hiệu quả bú mẹ, người ta sử dụng hệ thống chấm điểm LATCH. Trẻ sơ sinh cần được bú đầy đủ trước khi xuất viện. Cần chú ý những trường hợp mà trẻ tiếp tục giảm cân sau ngày thứ 7 kể từ khi ra đời, hoặc với những bé không quay trở lại cân nặng lúc mới sinh khi được 2 tuần tuổi. Một trong những lý do dẫn đến việc NCBSM thất bại liên quan đến những mong đợi không thực tế của bà mẹ. Giáo dục là biện pháp đầu tiên và hiệu quả nhất để khuyến khích NCBSM.
Thông thường chỉ có dưới 10{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trẻ sơ sinh đủ tháng mới cần thực phẩm bổ sung với công thức (sữa công thức, sct) trong thời gian ở bệnh viện. Mặc dù Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và CDC và AAP đã đề nghị rằng trẻ dưới 6 tháng cần bú sữa mẹ hoàn toàn, tuy nhiên thống kê cho thấy chỉ có 75{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} sản phụ tiến hành việc cho con bú và tỉ lệ cho con bú hoàn toàn từ 3 đến 6 tháng đã giảm lần lượt xuống 33{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} và 13{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd}.
CƠ SỞ CHO NHỮNG KHUYẾN CÁO HIỆN HÀNH
Nhìn chung, cần tránh sử dụng sct cho trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên nếu như không có chỉ định về sức khỏe. Bú mẹ hoàn toàn sẽ cung cấp cho trẻ tất cả những năng lượng cần thiết để phát triển trong 4 tới 6 tháng đầu đời và sau đó tiếp tục với việc tập cho bé ăn dặm. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ là quy tắc sinh lý và tiêu chuẩn vàng. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất cho trẻ mà còn là một hệ thống phức hợp và hỗ trợ đặc biệt dành cho giống loài (tức là sữa của người thì dành cho người, sữa của động vật như bò thì dành cho bò con; sữa của loài nào thì tốt cho loài đó).
Theo đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu về chăm sóc và chất lượng sức khỏe trẻ em ở các nước phát triển, việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có nhiều lợi ích về sức khỏe, chẳng hạn như giảm thiểu nguy cơ viêm tai giữa cấp tính và nhập viện do nhiễm trùng đường thở. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ ít gặp những khó khăn về tài chính. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng nếu 90{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} gia đình Mỹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng thì đất nước sẽ tiết kiệm $13 tỉ một năm và tránh được 900 trường hợp tử vong.
NHỮNG BẤT LỢI CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ SỮA MẸ
Hầu hết những sản phẩm sữa công thức trên thị trường đều có xuất xứ từ sữa bò, được chế biến trong hãng xưởng và thường được cô đặc hay làm khô, sau đó đóng gói và vận chuyển với nguy cơ nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Dị ứng sữa có thể xảy ra sau khi trẻ uống một lượng nhỏ chừng 40ml sữa công thức từ sữa bò. Những sản phẩm này có thể chứa các chất gây nghiện như dầu dừa và dầu đậu nành, và không giống với sữa người nên không có các tế bào sống và tế bào diệt trừ nhiễm trùng. Kết quả, so với bé bú mẹ, môi trường trong bụng của bé bú sct có khác biệt rõ rệt trong thành phần cấu tạo vi sinh học với nhiều vi khuẩn kỵ khí và có mùi nặng hơn.
Sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ trong bệnh viện do chỉ định của bác sĩ hoặc những lý do khác cho thấy sự sụt giảm tỷ lệ bú mẹ khi về nhà. Cho bú sữa công thức, cho dù bằng hình thức nào, cũng gây bất lợi cho thời gian trẻ được bú mẹ. Chỉ có khoảng 1/3 số mẹ đã cho con bú sct quay trở lại cho con bú mẹ hoàn toàn.
Cách tốt nhất cho dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. APP tán thành “10 bước để nuôi con bằng sữa mẹ thành công” của WHO và Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc, trừ bước thứ 9 về việc sử dụng ti giả. AAP ủng hộ việc sử dụng ti giả khi việc bú mẹ đã được thiết lập, bởi vì điều này ngăn chặn chứng đột tử ở trẻ sở sinh và có tác dụng xoa dịu cơn đau của bé trong quá trình phẫu thuật hoặc tiêm chích mà không được bú mẹ.
Mười bước nuôi con bằng sữa mẹ là một phần của chương trình Bệnh viện Thân thiện với Trẻ em (Baby-Friendly Hospital Initiative, BFHI) để khuyến khích và hỗ trợ cho con bú mẹ hoàn toàn. Mục tiêu của BFHI là khuyến khích và công nhận các bệnh viện và các trung tâm sinh sản cung cấp dịch vụ tối ưu để trẻ bú mẹ. Năm 2007, CDC (người dịch: CDC là viết tắt của Centers for Disease Control and Prevention, Trung tâm Phòng Chống Bệnh Tật) bắt đầu khảo sát tất cả các trung tâm phụ sản để đánh giá họ thực hiện 10 bước nêu trên như thế nào.
KHI NÀO CẦN THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO TRẺ SINH ĐỦ THÁNG KHỎE MẠNH? Khi nào cần chỉ định thực phẩm bổ sung?
Đáp án tuyệt vời cho câu hỏi này có thể tìm thấy ở Quy ước 2009 của Viện Y học Sữa mẹ (the Academy of Breastfeeding Medecine, ABM) . ABM phân biệt rạch ròi giữa việc bé bú không đủ do nhận thức (người mẹ nghĩ rằng mình không đủ sữa cho con bú) và bé bú không đủ thông thường có ghi lại để theo dõi, dẫn đến việc hạ đường huyết, mất nước trầm trọng hoặc chậm đại tiện. Sự hiện diện của một trong những dấu hiệu này để nhằm chỉ định bổ sung sản phẩm thay thế không có nghĩa là nên sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ mà là cần phải đánh giá nghiêm túc kèm với việc quan sát và hỗ trợ việc cho con bú. Sản phẩm thay thế chỉ nên sử dụng cho những trẻ mà tình trạng/điều kiện không cải thiện sau khi đã được đánh giá nghiêm túc và có những hình thức nhằm cải thiện việc NCBSM.
Có lẽ cách duy nhất hữu hiệu trong bệnh viện để quyết định khi nào sử dụng sản phẩm thay thế sữa mẹ là thực hiện một thẩm định nghiêm túc việc bé bú. AAP đề nghị rằng việc này cần được thực hiện ít nhất hai lần mỗi ngày trong thời gian hậu sản ở bệnh viện. Một cách khách quan để đánh giá việc NCBSM là sử dụng hệ thống chấm điểm LATCH (người dịch “latch” là “khớp ngậm” và đây cũng là chữ viết tắt cho: Latch – khớp ngậm, Audible swallowing – tiếng bé nuốt sữa, Type of nipple – dạnh núm vú, Comfort – Thoải mái và Hold –Ôm ấp). Tương tự như hệ thống chấm điểm Apgar (Apgar là hệ thống đánh giá sức khỏe sơ sinh ngay lúc chào đời), hệ thống LATCH cũng có 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí được cho từ 0 đến 2 điểm. Hệ thống này có thể do bác sĩ, y tá hoặc cố vấn về sữa mẹ thực hiện. Mục tiêu là để cho cặp mẹ-con đạt được từ 8/10 điểm hoặc hơn trong tối thiểu 2 cữ bú liên tục trước khi xuất viện.
Hai sự kiện làm kích thích Lactogenesis II, yếu tố mở đầu cho việc sản xuất sữa dồi dào: Sự sụt giảm đột ngột của progesterone trong quá trình đẩy ra của nhau thai và sự gia tăng của prolactin mỗi lần bé mút/bú. Cần phải đợi từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh mới chẩn đoán là lactogenesis II có chậm hay không, và phải có bằng chứng là bé bú không đủ.
Các dấu hiệu thực tế khác để đánh giá hiệu quả của việc NCBSM còn bao gồm việc bé bị giảm cân nhiều (hơn 3{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} 1 ngày sau khi sinh, 7{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} ngày thứ 2, hoặc hơn 10{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} ở bất kỳ giai đoạn nào). Trẻ sơ sinh phải tiểu ít nhất một lần cho mỗi ngày bé lớn cho tới ngày thứ 4 hoặc 5 và ị ít nhất một lần mỗi ngày. Cũng cần phải lưu ý đối với những bé tiếp tục giảm cân sau ngày thứ 7 kể từ khi chào đời hoặc không quay trở lại số cân nặng lúc mới sinh sau 2 tuần tuổi. Thông tin này giúp phân biệt giữa việc sụt cân bình thường và sụt cân kèm với mất nước trầm trọng. Đối với trẻ sơ sinh bị sụt cân hơn bình thường, trước hết phải đánh giá và hỗ trợ mẹ và con để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới quyết định có cần thiết phải chỉ định sản phẩm thay thế hay không.
Trước tiên nên thử thực phẩm nào? Quy ước của ABM ghi rõ thứ tự như sau: Sữa mẹ hút ra, sữa khử trùng xin từ mẹ khác, sữa công thức thủy phân protein và cuối cùng là sữa công thức thông thường.
TẠI SAO PHỤ NỮ CHỌN SỮA CÔNG THỨC CHO CON
Để tăng số lượng phụ nữ đạt được mục tiêu cho con bú mẹ hoàn toàn, đầu tiên chúng ta phải xem xét lý do tại sao họ lại chọn sữa công thức.
Những lý do về sức khỏe để sử dụng sữa công thức gồm có:
• Một số chống chỉ định cụ thể (ví dụ như mẹ bị nhiễm HIV hoặc sử dụng chất cấm)
• Mẹ bị bệnh hoặc có hoàn cảnh khác buộc phải tách rời con.
Các lý do không thuộc về sức khỏe khi cho bé bú sữa công thức gồm có:
• Thiếu hiểu biết
• Các vấn đề liên quan đến văn hóa hoặc tôn giáo
• Những mong đợi không thực tế
• Suy nghĩ cho rằng điều đó giúp mẹ “nghỉ ngơi”
• Lo lắng bé “không bú đủ” sữa mẹ
• Tâm lý “Tại sao không?” – tin rằng cho bé bú sct không có hậu quả gì.
LÀM SAO ĐỂ KHUYẾN KHÍCH VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN
Bất kỳ ai trực tiếp chăm sóc trẻ sơ sinh đều biết rằng sử dụng sct mà không có lý do sức khỏe là bình thường, và việc khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là việc nói dễ hơn làm. Bằng cách trang bị kiến thức cho bản thân và dạy cho các bố mẹ tương lai cũng như những người vừa được làm bố mẹ về việc đề nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cách để đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ tránh được việc sử dụng thực phẩm thay thế sữa mẹ. Khi thực hiện điều này, chúng ta có thể giúp các bà mẹ đạt được mục tiêu sức khỏe cộng đồng thông qua việc cho con bú mẹ ban đầu, thời gian bú mẹ, hoàn toàn, cũng như ước muốn ban đầu của họ về việc NCBSM.
Giáo dục là chiến lược đầu tiên, và tốt nhất. Trong các nghiên cứu về nguyên nhân chấm dứt sớm việc NCBSM (trong vòng 6 tuần đầu), những lý do phổ biến nhất được nêu ra là những mong đợi thiếu thực tế của mẹ, chẳng hạn như cho rằng mình không có đủ sữa, cho bú thường xuyên và đau. Thông thường, điều mà tất cả các cha mẹ cần là việc trấn an rằng con của họ khỏe mạnh và bú bình thường. Hãy nói với cha mẹ rằng sữa sản xuất phụ thuộc vào nguồn sữa và nhu cầu và lượng sữa đó phải đợi từ 3 đến 5 ngày mới có được.
Ví dụ, một người mẹ chỉ có vài giọt sữa trong 2 hoặc 3 ngày đầu tiên thường lo lắng rằng mình không đủ sữa cho con khi em bé liên tục đòi bú. Hãy cho cô ấy biết rằng hễ mỗi lần bé bú, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều sữa hơn – và rằng da tiếp da là cách dỗ bé – làm như vậy sẽ làm cho cô ấy đỡ lo hơn. Cần nhắc nhở các cha mẹ rằng trong tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ đòi bú mỗi lần thức. Nhiều chị em mới làm mẹ thường sợ rằng cho con bú sẽ bị đau. Nhiều chị em bị đau do bé không nuốt sâu hoặc ngậm sau khớp hay cho rằng đau khi cho con bú là bình thường và vì thế sẽ bị đau rất nhanh và sẽ bị ít sữa đi. Các chị cần biết rằng cần phải đợi cho bé há miệng to và ngậm qua núm vú, lưỡi và nướu của bé không được đè hoặc cạ vào núm vú.
Các lớp hậu sản cho thấy cũng có hiệu quả. Một nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ cho con bú tăng nhanh vào lúc 6 tuần, 3 tháng và sáu tháng đối với các phụ nữ được chọn ngẫu nhien để xem một video dài 20 phút về tiền sản. Preventive Service Task Force của Mỹ cũng khuyến khích có những can thiệp để động viên và hỗ trợ việc NCBSM và điều này cần thực hiện từ khi mang thai đến sau khi sinh. Da tiếp da ngay sau khi sinh. Lợi ích của thời gian da-tiếp-da đã được xem xét rộng rãi và nhấn mạnh trong 10 Bước đã nêu – “giúp mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng một tiếng đầu tiên sau khi sinh”. AAP và Trường Phụ Sản Hoa Kỳ khuyến khích cho con tiếp da mẹ ngay vừa khi chào đời, những thủ tục và đánh giá khác như cân nặng, tắm bé, xức dầu Erythromycin và tiêm vitamin K có thể đợi sau khi bé đã bú cữ đầu tiên. Thời gian da tiếp da cũng có thể giúp kích thích lactogenesis II.
Tuyên truyền/giáo dục đóng vai trò khác biệt như thế nào trong việc NCBSM.
Khi thảo luận về kế hoạch con bú, thay vì chỉ bắt đầu bằng việc khuyến khích, nên đặt câu hỏi, ví dụ: “Anh/chị thích hay không thích sữa công thức ở điểm nào?”, điều này giúp chúng ta hiểu động lực của bà mẹ khi cho con bú. Tiếp đó, chúng ta sẽ có cách giáo dục phù hợp với nhu cầu cụ thể. Thông thường với vài giải thích đơn giản, nhiều phụ nữ sẽ chọn cách cố gắng cho con bú hoàn toàn, hoặc ít ra cũng thay bằng cách cho bé bú bằng sữa mẹ hút ra. Có thể khuyến khích những phụ nữ vẫn muốn sử dụng thực phẩm thay thế sữa mẹ bằng cách dùng một chút xíu sct sau khi đã cố gắng cho con bú. Sau đó động viên họ vắt tay hay máy sau mỗi cữ sct để làm trống tuyến sữa để cơ thể nhận được tín hiệu sản xuất nhiều sữa hơn. Nhiều mẹ có thể muốn sử dụng cách khác như cho uống cốc hoặc syring và tránh sử dụng núm vú nhân tạo như hướng dẫn của WHO.
Trong những buổi thảo luận này, điều quan trọng là nên mời các ông bố, ông bà và những người hỗ trợ chính cho người mẹ mới tham gia. Sự khuyến khích của họ đóng góp cho việc thành công khi NCBSM. Đáp ứng nhu cầu của người mẹvà gia đình khi họ NCBSM và đưa ra lời khuyên cũng như khuyến khích phù hợp có thể hiệu quả. Đưa khuyến khích có tính chất cung cấp thông tin thay vì điều khiển quyết định NCBSM sẽ giúp phát triển tình hữu nghị. Là bác sĩ nhi, chúng ta không nên ngại khuyến khích NCBSM thay vì sct cũng như khi chúng ta cảm thấy thoải mái tư vấn cho các cha mẹ về tiêm chủng, ngừng hút thuốc, sử dụng ghế ngồi trên xe hơi cho bé và thực tập cho bé ngủ an toàn.