Những hậu quả của việc để em bé khóc quá lâu

Những hậu quả của việc để em bé khóc quá lâu post thumbnail image

Nguồn: Dr Sears

Dịch và hiệu đính: Nguyen Dao

Ghi chú: Dưới bài dịch là danh sách các nguồn tham khảo để các bạn tìm hiểu thêm.

Em bé khóc lâu có hại không?

Khoa học nói rằng khi em bé bị để cho khóc một mình mà không được đáp ứng thì các bé trải qua nỗi sợ hãi và lo lắng. Khi cố gắng hiểu là liệu việc khóc lâu có hại cho em bé hay không, hãy nghĩ đến thực tế là các hormone stress là Adrenaline và Cortisol đang lên cao ở não và cơ thể bé và khi các mô não đang phát triển của bé tiếp xúc lâu với những hormone căng thẳng này thì những dây thần kinh sẽ không thiết lập kết nối với nhau và sẽ bị thoái hóa.

Vì thế có phải là những đứa trẻ phải chịu đựng nhiều đêm hoặc nhiều tuần bị bỏ mặc cho khóc thực ra đang gánh chịu những hậu quả tổn hại về thần kinh mà có thể bị tác động vĩnh viễn đối với sự phát triển của những bộ phận của não bộ chúng không?

Bỏ mặc cho khóc là rèn luyện hay hành hạ trẻ thơ?

Dưới đây là những trả lời khoa học cho câu hỏi liệu việc để mặc cho trẻ em khóc lâu có hại hay không:

SỰ MẤT CÂN ĐỐI CÁC CHẤT VÀ HORMONE TRONG NÃO

  • Nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh bị thường xuyên tách khỏi cha mẹ một cách căng thẳng có mức cortisol (hormone stress) cao bất thường, cũng như hormone tăng trưởng bị hạ thấp. Việc mất cân đối này ngăn cản sự phát triển các mô thần kinh trong não, ức chế sự phát triển và làm suy giảm hệ miễn dịch. (xem thêm nguồn tham khảo: 5, 9, 11, 16)
  • Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học Yale và Trường Y khoa Harvard phát hiện rằng sự căng thẳng quá mức ở những năm đầu đời có thể làm thay đổi các hệ thống dẫn truyền thần kinh và gây ra những thay đổi về mặt chức năng và cấu trúc của những vùng trong não tương tự như thấy ở não của người lớn bị trầm cảm. (xem thêm nguồn tham khảo: 17)
  • Một nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh thường xuyên trải qua những đợt khóc dai dẳng thì có khả năng bị ADHD (chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ) gấp 10 lần cùng với việc học kém và những hành vi chống phá xã hội. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những gì họ tìm ra có thể là do cha mẹ của những đứa trẻ này có thái độ đáp ứng thiếu thốn với con cái của họ. (xem thêm nguồn tham khảo: 14)
  • Nghiên cứu của Tiến sĩ Bruce Berry tại Trường đại học Baylor có thể giải thích điều này. Ông thấy rằng khi sự căng thẳng kinh niên bị kích thích quá mức thì thân não (brain stem, phần não điều chỉnh việc sản xuất Adrenaline), và những bộ phận não phát triển nhờ việc tiếp xúc về thể chất và tình cảm bị bỏ mặc (chẳng hạn như khi em bé thường xuyên bị bỏ mặc khóc một mình), thì đứa trẻ sẽ lớn lên với một hệ thống adrenaline năng động quá mức. Một đứa trẻ như vậy có thể dễ bị kích động, bốc đồng và bạo lực sau này bởi vì thân não thường xuyên tiết ra adrenaline và những hormones căng thẳng khác vào những thời điểm không phù hợp. (xem thêm nguồn tham khảo: 6)
  • Tiến sĩ Allan Schore của trường Y Khoa UCLA đã cho thấy rằng cortisol, một loại hormone stress (tiết ra trong não khi khóc trong căng thẳng và những sự kiện gây căng thẳng khác) thực ra hủy hoại những kết nối thần kinh ở những bộ phận cực kỳ quan trọng của bộ não đang phát triển của em bé. Ngoài ra, khi những phần não đóng vai trò điều chỉnh cảm xúc và gắn bó không được kích thích ở thời kỳ sơ sinh (giống như xảy ra khi em bé thường xuyên bị bỏ mặc) thì những phần não bộ này sẽ không phát triển được. Hậu quả là việc này sẽ tạo ra một đứa trẻ có xu hướng bạo lực, bốc đồng và lạnh lùng. Ông kết luận rằng sự nhạy cảm và đáp ứng của cha mẹ (đối với con cái) kích thích và định hình những kết nối thần kinh ở những phần trọng yếu đóng vai trò điều khiển sự gắn kết và cảm xúc của bộ não. ((xem thêm nguồn tham khảo: 7, 8)

PHÁT TRIỂN VỀ XÃ HỘI, TÌNH CẢM VÀ TRÍ TUỆ BỊ SUY GIẢM

  • Chuyên gia phát triển Sơ sinh, Tiến sĩ Michael Lewis, theo báo cáo ghi nhận nghiên cứu tại một cuộc họp của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, kết luận rằng “Điều ảnh hưởng quan trọng nhất của sự phát triển về trí tuệ của một đứa trẻ là sự đáp ứng của người mẹ đối với những dấu hiệu của con mình.”
  • Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những em bé thường xuyên bị lơ là khi khóc sẽ không phát triển được những kỹ năng xã hội và trí tuệ lành mạnh. (xem thêm nguồn tham khảo: 19)
  • Tiến sĩ Rao và đồng nghiệp tại Viện Sức khỏe Quốc gia cho thấy rằng những trẻ sơ sinh khóc lâu (nhưng không phải do bị chứng đau bụng) trong 3 tháng đầu đời có điểm IQ trung bình thấp hơn 9 điểm khi 5 tuổi. Kỹ năng vận động tinh (fine motor skill) của các bé cũng phát triển kém. (xem thêm nguồn tham khảo: 2)
  • Các nhà nghiên cứu tại các trường đại học tại Tiểu bang Pennylvania và Arizona tìm ra rằng những trẻ sơ sinh khóc quá nhiều trong những tháng đầu gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều khiển cảm xúc của mình và trở nên quấy hơn khi cha mẹ cố gắng dỗ dành vào 10 tháng tuổi (xem thêm nguồn tham khảo: 15)
  • Nghiên cứu khác đã cho thấy những đứa trẻ này khóc dai hơn, ban ngày thì bám hơn và mất thời gian lâu hơn để trở thành những đứa trẻ độc lập (xem thêm nguồn tham khảo: 1)

NHỮNG THAY ĐỔI CÓ HẠI VỀ MẶT SINH LÝ

  • Nghiên cứu về động vật và con người đã chỉ ra rằng khi bị cách ly khỏi cha mẹ thì trẻ nhỏ có thân nhiệt bất ổn, nhịp tim không ổn định và giảm giấc ngủ REM (ngủ động, giai đoạn ngủ phát triển não) (xem thêm nguồn tham khảo: 10, 12, 13)
  • Tiến sĩ Brazy tại Trường Đại học Duke, và Ludinton-Hoe cùng đồng nghiệp tại Trường Đại học Case Western, trong 2 nghiên cứu riêng biệt, đã cho thấy rằng việc em bé khóc lâu làm cho huyết áp não, hormone stress tăng như thế nào, máu não bị ngăn trở và oxi lên não bị hạ như thế nào. Họ kết luận rằng người chăm sóc trẻ nên trả lời tiếng khóc của bé một cách nhanh chóng, phù hợp và toàn diện (xem thêm nguồn tham khảo: 3, 4)

Các nguồn tham khảo:

  1. P. Heron, “Non-Reactive Cosleeping and Child Behavior: Getting a Good Night’s Sleep All Night, Every Night,” Master’s thesis, Department of Psychology, University of Bristol, 1994.
  2. M R Rao, et al; Long Term Cognitive Development in Children with Prolonged Crying, National Institutes of Health, Archives of Disease in Childhood 2004; 89:989-992.
  3. J pediatrics 1988 Brazy, J E. Mar 112 (3): 457-61. Duke University
  4. Ludington-Hoe SM, Case Western U, Neonatal Network 2002 Mar; 21(2): 29-36
  5. Butler, S R, et al. Maternal Behavior as a Regulator of Polyamine Biosynthesis in Brain and Heart of Developing Rat Pups. Science 1978, 199:445-447.
  6. Perry, B. (1997), “Incubated in Terror: Neurodevelopmental Factors in the Cycle of Violence,” Children in a Violent Society, Guilford Press, New York.
  7. Schore, A.N. (1996), “The Experience-Dependent Maturation of a Regulatory System in the Orbital Prefrontal Cortex and the Origen of Developmental Psychopathology,” Development and Psychopathology 8: 59 – 87.
  8. Karr-Morse, R, Wiley, M. Interview With Dr. Allan Schore, Ghosts From the Nursery, 1997, pg 200.
  9. Kuhn, C M, et al. Selective Depression of Serum Growth Hormone During Maternal Deprivation in Rat Pups. Science 1978, 201:1035-1036.
  10. Hollenbeck, A R, et al. Children with Serious Illness: Behavioral Correlates of Separation and Solution. Child Psychiatry and Human Development 1980, 11:3-11.
  11. Coe, C L, et al. Endocrine and Immune Responses to Separation and Maternal Loss in Non-Human Primates. The Psychology of Attachment and Separation, ed. M Reite and T Fields, 1985. Pg. 163-199. New York: Academic Press.
  12. Rosenblum and Moltz, The Mother-Infant Interaction as a Regulator of Infant Physiology and Behavior. In Symbiosis in Parent-Offspring Interactions, New York: Plenum, 1983.
  13. Hofer, M and H. Shair, Control of Sleep-Wake States in the Infant Rat by Features of the Mother-Infant Relationship. Developmental Psychobiology, 1982, 15:229-243.
  14. Wolke, D, et al, Persistent Infant Crying and Hyperactivity Problems in Middle Childhood, Pediatrics, 2002; 109:1054-1060.
  15. Stifter and Spinrad, The Effect of Excessive Crying on the Development of Emotion Regulation, Infancy, 2002; 3(2), 133-152.
  16. Ahnert L, et al, Transition to Child Care: Associations with Infant-mother Attachment, Infant Negative Emotion, and Cortisol Elevations, Child Development, 2004, May-June; 75(3):649-650.
  17. Kaufman J, Charney D. Effects of Early Stress on Brain Structure and Function: Implications for Understanding the Relationship Between Child Maltreatment and Depression, Developmental Psychopathology, 2001 Summer; 13(3):451-471.
  18. Teicher MH et al, The Neurobiological Consequences of Early Stress and Childhood Maltreatment, Neuroscience Biobehavior Review 2003, Jan-Mar; 27(1-2):33-44.
  19. Leiberman, A. F., & Zeanah, H., Disorders of Attachment in Infancy, Infant Psychiatry 1995, 4:571-587.