Viết là một sở thích của mình, mình viết để chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ thoải mái, nhưng vui lòng trích dẫn nguồn Webcuame.com nhé.
Nguyen Dao Các Mẹ Sữa yêu quý,
Mỗi ngày chúng ta đã đọc, tư vấn và động viên không ít các mẹ than thở rằng mình đã mất sữa, làm thế nào để kích sữa, rằng đã thử mọi cách mà sữa vẫn ít và đành phải cho con bú sct. Tuy nhiên, các mẹ có biết không, cơ thể của con người là một bộ máy rất kỳ diệu! Chỉ có điều, để cho bộ máy ấy hoạt động, chúng ta phải cho phép mình có thời gian, sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm. Không ai phủ nhận rằng không có gì có thể thay thế tình thương yêu của người mẹ dành cho con của mình, nhưng nếu mẹ có kiến thức, có hiểu biết, có niềm tin và sự quyết tâm, thì không gì mẹ không làm được, nhất là việc NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ.
Dưới đây là một câu chuyện cảm động có thật về một người mẹ không có khả năng sinh con cho CON NUÔI của mình bú mẹ. Việc bú mẹ ban đầu diễn ra không suôn sẻ lắm vì cả hai mẹ con đều xa lạ với nhau nhưng chính tình yêu thương của mẹ mà cuối cùng con đã được nhận được món quà vô giá từ mẹ. Và rồi, giống như một phép màu, sau vài tháng cho con gái nuôi bú mẹ, người mẹ ấy phát hiện mình đã mang thai!
Câu chuyện này mình dịch từ tạp chí Essence của Hiệp Hội Sữa Mẹ Úc Châu (Australian Breastfeeding Association) xuất bản tháng 11 năm 2011.
TÔI ĐÃ CHO CON GÁI NUÔI BÚ MẸ
Tác giả: Bronwyn Blackwell
Sau khi bác sĩ thông báo rằng vợ chồng tôi không thể có con và nhận con nuôi sẽ là cách mà chúng tôi được trở thành cha mẹ, một phần của cảm giác mất mát là tôi sẽ không bao giờ được cho con bú.
Tôi đã từng luôn luôn cho rằng nếu không có thai, nếu không có các hormones và không có sự đẩy ra của nhau thai để báo tín hiệu cho bầu vú để tạo sữa thì làm gì có chuyện cho con bú.
Tôi nói chuyện với những cha mẹ có con nuôi khác về những cố gắng cho con bú, thật ngạc nhiên khi tôi nhận ra rằng điều đó không đến nỗi không bình thường và rằng có nhiều cách để khuyến khích bầu vú tạo sữa. Sau nhiều nghiên cứu tôi thấy rằng có thể cho con nuôi bú mẹ. Vì vậy, vài tháng trước khi tôi có ý định chính xác khi nào tôi sẽ trở thành một người mẹ, tôi bắt đầu chuẩn bị cho cơ thể của mình sẵn sàng cho con gái nuôi tương lai của mình.
Tôi quyết định không dùng thuốc mà bắt đầu sử dụng máy hút sữa và hình dung ra cảnh cho con bú. Không lâu lắm sau khi sử dụng máy hút mỗi ngày, cơ thể của tôi đã bắt được tín hiệu. Mặc dù lượng sữa chỉ có được tí xíu nhưng tôi rất hào hứng vì nó đang làm việc. Lượng sữa có được trong khi chúng tôi chờ đợi đứa con không bao giờ nhiều, chỉ khoảng 5mL một ngày, nhưng tôi không quan tâm – CÓ THỨ GÌ ĐÓ rồi.
Khi con gái bé bỏng đến với chúng tôi thì bé đã 9 tháng rồi và bú bình từ lúc sinh ra. Vì vậy không chỉ chúng tôi là người xa lạ với con nhưng cái ý tưởng được bú mẹ cũng hoàn toàn không hề tồn tại ở bé. Sau khi đem con về nhà, phải mất vài ngày tôi mới thử cho con bú lần lần đầu tiên vì tôi không cảm thấy bé sẵn sàng về mặt tình cảm cho bước này. Chúng tôi không có sự liên hệ đó để cho phép con thoải mái tin tưởng tôi – thậm chí việc để con thoải mái cho chúng tôi ôm ấp cũng là một thử thách. Khi cho con bú bình, tôi ôm con trong lòng và một ngày kia con quay đầu từ bình sữa để bắt đầu mút vú tôi. Điều này không xảy ra ở mỗi cử bú và thật khó để dạy cho bé cách ngậm vú đúng. Thật lòng mà nói, bé chưa bao giờ bú giỏi; cho đến khi sau này, khi bé thấy em gái mình bú mẹ.
Một vài tháng sau khi con gái đến với gia đình chúng tôi, thật là kỳ diệu, tôi phát hiện ra mình đã có thai mấy tháng rồi! Có người khuyên tôi rằng việc cho con bú khi mang thai là không nên – lời khuyên này khiến tôi hối tiếc vì đã nghe theo.
Con gái thứ hai của chúng tôi bú mẹ thật tự nhiên. Nếu bé có cách của mình thì bé sẽ bú suốt ngày và đêm. Con gái đầu, lúc đó đã gần 18 tháng, nhìn em bú với ánh mắt say mê. Cho tới khi em gái 3 tháng, Cô Nàng Bé Bỏng của chúng tôi mới hỏi: “Em bé, con muốn tu ti?” Và vì thế tôi quấn bé vô chăn và chúng tôi “tu ti”. Đầu tiên, bé không biết làm gì và phải đợi mấy tuần sau hai mẹ con mới có cữ bú tiếp theo. Con gái ngày càng lớn và nhờ trời chúng tôi có thể nói với nhau cần phải làm gì khi bé muốn làm “em bé”. Việc bú mẹ luôn luôn là học kỳ của con bé – có khi bú hầu như mỗi ngày, có khi phải đợi một tuần mới bú tiếp. Tôi nhận ra rằng đây là một cách tuyệt vời để hai mẹ con gắn bó với nhau – cho phép chúng tôi cảm nhận được cảm giác “làm chuyện của em bé” mà từ lâu cả hai đã bỏ lỡ. Mỗi lần muốn được vỗ về thì con lại đòi ti mẹ. Tôi thích sự thật là con đã đủ lớn để cho tôi biết là con muốn ti mẹ và cho tôi biết cảm giác của mình thế nào. Cô Nàng Bé Bỏng của chúng tôi bây giờ đã ba tuổi và vẫn đến bên tôi để làm “em bé” khi cảm thấy mình cần sự gần gũi và thoải mái. Điều này không xảy ra thường xuyên lắm khi bé còn nhỏ và thỉnh thoảng những lúc mẹ con bên nhau chỉ trong thời gian ngắn. Bé thứ hai bây giờ gần một tuổi và chưa có dấu hiệu gì cho thấy muốn ngừng bú mẹ. Các con gái của chúng tôi là những đứa trẻ tự tin và được bình yên và tôi cũng biết rằng các con đang lớn lên rất nhanh. Tôi sẽ tận hưởng giây phút này cũng như sự gần gũi và kết nối mà việc bú mẹ đã cho chúng tôi được chia sẻ với nhau.
************************************************ Dưới đây là bình luận của Karleen Gribble, một nhà khoa học quan tâm về việc cho con bú lại và cho con nuôi bú mẹ. Mười năm nay cô đã giúp nhiều bà mẹ nhận con nuôi muốn nuôi con bằng sữa mẹ và hiện đang phân tích các số liệu trong một nghiên cứu về việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với các bé không phải là sơ sinh. Karleen cũng là một cô giáo cộng đồng của ABA và là mẹ của ba con, hai trong số đó là con nuôi:
Câu chuyện của Bronwyn’s về việc cho con nuôi bú là một ví dụ đáng yêu về việc cho con bú mẹ quan trọng với mẹ và con như thế nào, cũng như cho thấy việc cho con nuôi bú mẹ thường là một hành trình hơn là một định mệnh như thế nào. Những đứa trẻ được nhận nuôi thường trải qua mất mát (với mức độ khác nhau). Điều quan trọng nhất mà các mẹ nuôi có thể làm là xây dựng một mối quan hệ dựa trên niềm tin với đứa con của mình mà ở đó con của họ có thể cảm nhận được tình yêu thương và được trân quý và phần nào hàn gắn được những mất mát đó. Đối với một số mẹ và con, bú mẹ là một phần của việc làm đó để tìm đến sự gần gũi và hàn gắn mối quan hệ của đôi bên.
Nhiều đứa trẻ được nhận nuôi chủ động tìm đến sữa mẹ từ những người mẹ mới của mình bắt đầu từ không lâu sau khi được nhận nuôi cho tới vài tháng sau đó. Những đứa bé làm như vậy có lẽ là những bé đã lớn. Có vẻ như chúng đang đáp lại sự nuôi dưỡng đã nhận được từ mẹ ruột của mình. Có lẽ môi trường nuôi dưỡng đã đem lại ký ức đầu tiên theo bản năng mà những đứa bé đã có khi mới chào đời. Đối với các chị em mới làm mẹ mà không mong đợi rằng mình sẽ bắt đầu cho con bú thì điều này có vẻ đang đối đầu với họ. Tuy nhiên, nhiều mẹ nuôi rất là có động lực để đá ứng nhu cầu của con mình và vì thế họ cứ đi theo dòng chảy và cho phép việc nuôi con bằng sữa mẹ xảy ra. Trong những trường hợp khác, người mẹ muốn cho con bú, nhưng trường hợp của Bronwyn thì đứa trẻ cần phát triển sự tin cậy và gần gũi trong quan hệ với mẹ mình trước khi bé tìm đến sự thân mật của viêc bú mẹ. Điều này có thể mất vài tháng đến một năm hoặc hơn và điều này khá bình thường để các bé con nuôi từ 9 đến 12 tháng quyết định xem mình có bú mẹ vào khoảng 2 tuổi hay không. Một khi các bé bắt đầu, việc bú mẹ thường trở thành một “hành vi gắn bó” nghĩa là đứa trẻ bú mẹ để gắn kết với mẹ mình vào những lúc căng thẳng hoặc chuyển tiếp (ví dụ như khi bị đau hay sắp đi ngủ). Việc này hầu như chắc chắn giúp cho mối quan hệ giữa mẹ và con sâu sắc hơn. Tất nhiên việc cho con nuôi bú mẹ cũng là một lời nhắc nhở rằng việc tiết ra sữa là một tiến trình thiết thực và rằng thực tế không cần thiết để một người phụ nữ phải mang thai mới có sữa cho con. Bé bú mẹ (hoặc dưới kích thích của máy hút sữa) là tất cả những gì cần thiết để gọi sữa về hoặc kích thích việc tạo sữa.