Phân biệt Đầy hơi, Đau bụng và Trào ngược Thực quản

Phân biệt Đầy hơi, Đau bụng và Trào ngược Thực quản post thumbnail image

1. Thế nào là đầy hơi:

Đầy hơi là hiện tượng có không khí trong hệ tiêu hóa của bé trong quá trình hoặc sau khi bé bú. Nói cách khác là bé nuốt vào bụng một ít không khí trong quá trình bú. Điều đó không có nghĩa là bé nào cũng bị như vậy và không phải cữ bú nào bé cũng bị. Đầy hơi làm cho bé khó chịu, nhưng không có nghĩa là bé bị đau bụng.

Một số cách làm cho bé ợ hơi (một số tư thể chỉ dành cho bé sơ sinh)

– Bế bé ở tư thế thẳng

– Áp bé vào bụng (bụng bé áp bụng bạn), vai bé trên đối diện vai bạn và vỗ/xoa nhẹ lưng bé.

– Cho bé ngồi vào lòng bạn, một tay đỡ cằm bé trong khi tay kia vỗ/xoa nhẹ lưng bé.

– Cho bé ngồi vào một bên đùi bạn, bụng bé áp vào đùi bạn, một tay đỡ đầu bé trong khi tay kia vỗ/xoa nhẹ lưng bé.

– Áp bé vào vai, một tay đỡ đầu bé, tay kia vỗ/xoa nhẹ lưng bé.

2. Đau bụng

Biểu hiện khi bé đau bụng là bé khóc nhiều đợt trong hơn 3 tiếng mỗi ngày, ba ngày mỗi tuần trong ba tuần, đối với bé từ hai tuần tuổi đến bốn tháng tuổi.

Dấu hiệu nhận biết:

– Bé có thể bắt đầu oằn người (gồng mình) và cáu gắt, mút tay và thể hiện các dấu hiệu giống như khi đói. Khi cho bé bú mẹ thì vài phút đầu bé bú rất háo hức nhưng sau đó thì ngưng lại và gào/khóc.

– Có thể bé sẽ ngủ trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại dậy và khóc.

– Trong khi đau bụng, mặt bé đỏ và bé cau mày, đồng tử (con ngươi) của bé có thể giãn nỡ (dễ nhận thấy nhất là mắt bé mở to) như sợ hãi điều gì đó.

– Có thể bé sẽ co chân lại, kéo chân về phía bụng và khóc thét.

– Mỗi cơn đau bụng như vậy kéo dài khoảng 4-5 phút. – Thỉnh thoảng bé cũng sôi bụng, ợ nhiều hoặc xì hơi (đánh rắm). Việc bé mút tay nhiều hơn làm cho mẹ lầm tưởng là bé đói.

Nguyên nhân:

Không có nguyên nhân cụ thể.

Một số lý do: – Quá tải lactose

– Nhạy cảm với thành phần trong chế độ ăn uống của mẹ: caffein, sữa bò, sữa đậu nành hoặc bột mì.

Làm gì khi bé bị đau bụng:

– Bế bé ở tư thế thẳng

– Bế bé càng nhiều càng tốt

– Dùng địu cho bé

– Cho bé đá xuống sàn nhà (cho chân bé chạm xuống sàn và để bé đá/nhảy)

– Mát-xa cho bé

– Dạo bộ

– Cho bé nghe nhạc

3. Trào ngược thực quản:

Trào ngược thực quản xảy ra khi thức ăn trong bao tử trào ngược lên thực quản. Có hai mức độ của tình trạng này: trào ngược đơn giản (Simple Reflux – RS – ọc sữa) và trào ngược thực quản bệnh lý (Gastro-oesophageal Reflux disease – GORD)

a. Trào ngược đơn giản (SR) – Ọc sữa: SR ở mỗi bé mỗi khác. Cứ 3 bé khỏe mạnh thì có 2 bé ọc sữa ít nhất một lần một ngày; nhiều bé ọc sữa nhiều lần một ngày. Không phải bé nào bị ọc sữa cũng thực sự ọc sữa ra miệng. Thay vì ọc ra miệng thì sữa chỉ trào lên đến cuống họng bé rồi tự động quay trở lại bao tử. Đây là hiện tượng “ọc sữa thầm lặng” (silent refux). Hiện tượng ọc sữa bắt đầu cải thiện khi bé  6-7 tháng, khoảng 12-18 tháng thì dứt vì thực quản sẽ dài ra khi bé lớn. Nếu hơn 24 tháng mà bé vẫn còn bị ọc sữa thì bạn cần đưa bé đi bác sĩ.

Gợi ý: – Dỗ bé trước khi cho bú

– Nếu nằm cho bé nằm bên trái sau khi bú

– Bế bé thường xuyên ở tư thế thẳng

– Tránh áp lực/đè lên bụng bé

b. Bệnh Trào ngược Thực quản (GORD)

– Bé ọc nhiều sữa hầu như sau mỗi cữ bú, thường có màu

– Khó ngủ

– Thường xuyên bị viêm tai

– Nhiễu/chảy nước miếng nhiều

– Khóc và cáu gắt – Phân có nhớt

– Có vấn đề khi bú (bỏ bú/lười bú) – Chậm lên cân

Nguyên nhân:

– Bất dung nạp Lactose

– Dị ứng

Cách xử lý cũng tương tự như khi bé đau bụng và đầy hơi.

Tài liệu tham khảo:

– Breastfeeding…. naturally (ABA)

– Gastro-oesophageal reflux and breastfeed baby

Reflux

Lactose Overload

1 thought on “Phân biệt Đầy hơi, Đau bụng và Trào ngược Thực quản”

Comments are closed.