I. Thuốc kháng sinh được phân loại như thế nào?
Có 2 nhóm kháng sinh có tên gọi như sau:
- Bacteriostatic: ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
- Bactericidal: giết vi khuẩn, đồng thời sau đó cũng bị “tử trận” luôn. Các bạn để ý tiếp vĩ ngữ (sufix) “cidal” của từ này nhé, nó là từ “suicidal” (tự tử), thấy quen quen trên tin tức hằng ngày về những vụ “ôm bom cảm tử” không? Tức là “tự sát” khi tiêu diệt “kẻ thù” đó (ví von cho vui để dễ nhớ). Bactericidal dựa vào hệ miễn dịch của cơ thể để quét sạch vi khuẩn (gây bệnh).
Mục tiêu của việc sử dụng kháng sinh là hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cho tới khi hệ miễn dịch của cơ thể có thể đủ sức chống lại vi khuẩn. Để chọn loại kháng sinh phù hợp, cần xác định loại vi khuẩn gây bệnh
II. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh theo độ tuổi:
Đối với trẻ em:
Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương của trẻ em rất nhạy cảm với kháng sinh vì có nhiều phản ứng phụ hơn. Cần chú ý tình trạng dinh dưỡng cũng như mất nước của trẻ nếu phản ứng phụ xảy ra chẳng hạn như tiêu chảy, biếng ăn, và ói mửa. Trẻ càng sớm tiếp xúc với kháng sinh thì càng dễ mẫn cảm với kháng sinh. Đặc biệt, tình trạng bội nhiễm (superinfection) là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ. Chẳng hạn như nấm miệng (oral candidiasis) là một bệnh bội nhiễm thường thấy, làm cho bé ăn uống khó khăn.
Nhiều loại kháng sinh không có hiệu quả nếu dùng cho trẻ em, do đó cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng cho trẻ. Chẳng hạn, thuốc thuộc nhóm fluoroquinolones gây hại đến việc phát triển xương sụn và do đó không nên dùng cho trẻ đang lớn. Việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em cần phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo trẻ nhận đúng liều để bảo đảm việc điều trị vi khuẩn cũng như giảm phản ứng phụ.
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm tai, vốn khá phổ biến ở trẻ, là một vấn đề gây tranh cãi. Các nghiên cứu cho rằng việc sử dụng thuốc chống viêm hay chống nghẹt mũi (như nước muối sinh lý) đúng cách cũng có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh mà không gây nguy cơ kháng thuốc.
Các phụ huynh vì không muốn thấy con bệnh nên có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc kháng sinh để trị bệnh cho con. Tuy nhiên, phụ huynh cần nhận thức rằng việc cắt giảm việc sử dụng kháng sinh là cần thiết khi con bệnh.
Đối với người lớn:
Nhiều người cho rằng kháng sinh có thể trị sốt hay tất cả các bệnh. Tuy nhiên, cần hiểu rằng kháng sinh chỉ có tác dụng nhất định với một loại vi khuẩn cụ thể và thường sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt nếu sử dụng không cần thiết nếu như bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như cảm cúm thông thường.
Khi sử dụng kháng sinh, cần lưu ý phải dùng hết thuốc theo chỉ định, không để dành thuốc không uống hết cho lần bệnh sau hoặc cho/tặng bạn bè có cùng triệu chứng bệnh giống mình.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh dùng kháng sinh nếu như lợi ích của việc sử dụng này lớn hơn việc đem lại những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Chẳng hạn, thuốc tetracylines gây ố men răng vôi hóa xương đang phát triển ở trẻ. Những loại thuốc này có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng với trẻ sơ sinh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai khi uống những loại thuốc này vì một số kháng sinh làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai, dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn.
Đối với người già:
Những biểu hiện nhiễm trùng/nhiễm khuẩn của người lớn tuổi/người già không phải lúc nào cũng giống như những bệnh nhân khác. Vì vậy cần lấy mẫu thử và xét nghiệm đặc biệt quan trọng với đối tượng này.
Người già, cũng giống như trẻ em, có thể nhảy cảm với phản ứng phụ của thuốc kháng sinh. Do đó tình trạng dinh dưỡng và nước của những bệnh nhân này cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt khi hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng khi dùng thuốc. Nếu nguy cơ suy gan hoặc thận có thể lường trước được (đặc biệt đối với người khá nhiều tuổi hoặc có tiền sử nghiện rượu/bia, và những người đang uống những loại thuốc có thể gây độc hại cho gan và thận) thì cần giảm liều xuống và theo dõi thường xuyên hơn.
Giống như những lứa tuổi khác, người già cũng cần uống thuốc đúng và đủ liều, thậm chí khi uống vài ngày đã thấy khỏe thì cũng không nên ngưng uống, hoặc để dành thuốc để dùng cho những lần sau.
III. Những nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc kháng sinh:
- Mục tiêu của thuốc kháng sinh là HỖ TRỢ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Thuốc gây hại cho tác nhân gây bệnh nhưng không làm tổn hại nghiêm trọng đến chắc năng sinh hóa học bình thường của cơ thể.
- Thuốc dùng dự phòng cho những bệnh nhân phẫu thuật khi nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
- Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn, dị ứng phấn hoa hay chàm (eczema) thường dễ bị phản ứng phụ với PCN (Peniciline). Nếu bị dị ứng với PCN, 10{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trong số này cũng bị dị ứng với cephalosporins.
- Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần được theo dõi về tính hiệu quả của thuốc và phản ứng phụ.
- Việc theo dõi bội nhiệm đóng vai trò quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh.