Giặc đang ở trong tay nhà ngươi đó!

Giặc đang ở trong tay nhà ngươi đó! post thumbnail image

Truyện kể rằng khi An Dương Vương cưỡi ngựa cùng con gái là Mỵ Nương ở sau lưng để chạy khỏi quân của Triệu Đà thì thần Kim Quy đã hiện lên bảo: “Giặc đang ở sau lưng nhà ngươi đó!” Nhà vua quay lại, thấy con gái đang rắc lông ngỗng nên tức giận rút gươm chém chết nàng. (Mỵ Châu – Trọng Thủy)

Câu chuyện cho thấy có những thứ gây hại cho chúng ta lại ở rất gần ta mà không biết. Bài viết này nhắc đến một “bọn giặc” ở chính đôi tay của chúng ta. Đó là những vi khuẩn có hại, thậm chí có thể gây chết người nếu tay không được rửa sạch.

Tổ chức Y tế Thế giới đã ban hành hai văn bản quan trọng về việc giữ gìn vệ sinh tay tại các cơ sở y tế để tránh sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng ở môi trường bệnh viện.

1. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care

2. Hand Hygiene in Outpatient and Home-based Care and Long-term Care Facilities

Năm 2005 WHO thực hiện chiến dịch Patient Safety (Vì sự an toàn của bệnh nhân) với chủ đề “Clean Care is Safer Care” để giảm sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng ở môi trường bệnh viện. Vào ngày 5 tháng năm 2009, WHO mở lại chiến dịch này với tên gọi “Save Lives: Clean Your Hands” (Để cứu người: Hãy Làm sạch Đôi tay của bạn _ Mình không dịch “clean” là “rửa” vì nếu rửa không đúng cách thì tay không sạch được).

I. GIỚI THIỆU

Khi vào nhà vệ sinh công cộng, nếu quan sát bạn có thể thấy người khác chỉ rửa tay dưới vòi nước chừng một vài giây rồi đi ra, hoặc có người không rửa gì cả. Bạn có nghĩ là mình đang/đã từng làm giống như họ không? Không phải ai cũng biết rằng virus và vi khuẩn có thể sống sót trong vòng 2 giờ hoặc hơn ở các tay nắm cửa, bàn phím và những nơi mà tay chúng ta có thể chạm vào. Vì vậy, rửa tay là biện pháp hữu hiệu nhất và dễ dàng nhất mà tất cả mọi người đều làm được để tránh các bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc cho bản thân và những người thân yêu.

Trong cơ thể của con người, đôi tay là bộ phận “bẩn” nhất, là nơi có thể phát tán bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất mà chúng ta không thể kiểm soát được. Bởi lẽ những mầm bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Một ví dụ, nếu một người cảm cúm đứng gần bạn hắt xì mà không che miệng, bạn có thể biết hoặc lường trước được là có thể mình sẽ bị lây bệnh. Nhưng nếu người ấy lấy tay che miệng khi hắt xì, và sau đó vô tình bắt tay bạn hay động chạm vào người bạn, bạn có thể bị lây bệnh mà không hề biết! Trong hoàn cảnh gần giống như vậy, người ấy không động vào người bạn, nhưng tay lại cầm vào tay nắm cửa mà  5 phút sau bạn sẽ phải đụng vào để mở cửa, bạn cũng sẽ có nguy cơ lây bệnh từ người ấy nếu như bạn không rửa tay. Nguyên nhân cũng chỉ có một, tức là người bị bệnh không rửa tay sau khi che miệng hắt xì.

Bàn tay bị nhiễm khuẩn từ nước tiểu, nước bọt, dịch nhầy, phân cũng như các chất lỏng khác từ cơ thể người (body fluids) có thể dễ dàng phát tán các virus gây bệnh cúm, khuẩn liên cầu (streptococcus), khuẩn tụ cầu (staphylococcus) và nhiều khuẩn chết người khác. Nếu sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay sạch thì khuẩn trên tay bạn, cho dù chỉ ở đầu ngón tay, cũng có thể phát tán qua đồ ăn thức uống hoặc trực tiếp vào miệng bạn. Những bệnh đó gồm có Salmonellosis (gây ra do khuẩn xanmon), Hepatitis A (virus viêm gan A), Enterovirus (bệnh lây lan rất nhanh, đặc biệt cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai bị nhiễm enterovirus rất nguy hiểm vì có thể bị sẩy thai, thai lưu, dị tật thai nhi hoặc các bệnh bẩm sinh khác cho em bé), Giardiasis (bệnh viêm dạ dày ruột – gastroenteritis) và các bệnh liên quan đến đường ruột khác như Amebiasis và Shigellosis. Rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, thay tã cho con hoặc dọn phân súc vật là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh sự lây lan của những bệnh này.

Đĩa bên trái là mẫu vi khuẩn trên tay khi chưa thấy được bằng mắt thường. Đĩa bên phải là vi khuẩn đã phát triển vài giờ sau đó.

Đĩa bên trái là mẫu vi khuẩn trên tay khi chưa thấy được bằng mắt thường.
Đĩa bên phải là vi khuẩn đã phát triển vài giờ sau đó.

Nguồn ảnh: Hand Hygiene Australia

Chiến dịch: "Tay sạch cứu người" của WHO

Chiến dịch: “Tay sạch cứu người” của WHO

salmonellosis

Salmonellosis

Tay bẩn đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì các bé thích cho tay vào miệng, khám phá, đụng chạm đồ đạc xung quanh. Cha mẹ cần thường xuyên rửa tay cho con (đối với bé nhỏ) và dạy cho con thói quen rửa tay (đối với bé lớn) trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi về. Các con cần được dạy rằng dù bàn tay trông có vẻ sạch, nhưng vẫn có thể mang những vi khuẩn gây bệnh cho mình.

Tay sau khi rửa, soi dưới đèn UV vẫn thấy các vi khuẩn, dù nhìn bề ngoài có vẻ sạch.

Tay sau khi rửa, soi dưới đèn UV vẫn thấy các vi khuẩn, dù nhìn bề ngoài có vẻ sạch.

Nguồn: Internet

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC VỆ SINH TAY ĐÚNG CÁCH TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ

Các bệnh truyền nhiễm trong môi trường y tế (HAIs – Healthcare Associated Infections) là các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện và các cơ sở y tế do hậu quả của việc can thiệp về mặt y khoa. Nhiều bệnh trong số này có thể phòng tránh được. Các bệnh gây ra do HAIs không phải là các bệnh “không lường trước được” mà có thể phòng tránh được.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vi sinh vật (microorganisms) của HAIs có thể bị cô lập trên da người bình thường (da lành, không bị thương, bị vết thương hở). Các vi sinh vật này gồm có vi khuẩn, virus và nấm vốn có thể bị lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc qua da hoặc từ bề mặt vật dụng hoặc môi trường xung quanh như thiết bị y tế, giường bệnh và rèm cửa. Những vi sinh vật này có thể bị lây truyền dễ dàng từ tay của nhân viên y tế đến bệnh nhân hoặc môi trường xung quanh.

Người bệnh đặc biệt rất dễ bị lây nhiễm HAIs, đặc biệt là những người đang mắc bệnh nặng, hệ miễn dịch đang suy yếu, những người mới phẫu thuật hoặc phải dùng những dụng cụ hỗ trợ như máy thở và ống truyền dịch. Những nơi có thể chứa mầm bệnh gồm có da của bệnh nhân, tay của y bác sĩ, tay nắm bệnh viện, thành giường, chăn màn của bệnh nhân. Nhân viên y tế có thể truyền bệnh mà không biết từ chính bàn tay của mình thông qua việc tiếp xúc với bệnh nhân này với bệnh nhân khác, hoặc từ bệnh nhân này đến môi trường xung quanh (như vật dụng trong bệnh viện) và bệnh nhân kế tiếp, nếu không rửa tay đúng cách. Họ cũng có thể lây bệnh cho chính mình và người thân của họ nếu không thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh tay sau khi rời nơi làm việc và trước khi bước vào nhà.

Những chấm màu cam cho thấy vi khuẩn lây lan từ bệnh nhân A đến bệnh nhân B khi bác sĩ không rửa tay sạch.

Những chấm màu cam cho thấy vi khuẩn lây lan từ bệnh nhân A đến bệnh nhân B khi bác sĩ không rửa tay sạch.

Nguồn: WHO

Hậu quả của HAIs:

– Gây thêm bệnh cho bệnh nhân

– Kéo dài thời gian nhập viện

– Kéo dài thời gian hồi phục

– Tốn kém chi phí điều trị

Những đối tượng dễ bị nhiễm HAIs:

– Trẻ em: trẻ sinh non và trẻ đang bệnh nặng

– Người già

– Những người bị bệnh kinh niên như bệnh tiểu đường

– Những người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh tật, đang hóa trị hoặc dùng steroids.

Một số bệnh phổ biến bị lây nhiễm từ môi trường bệnh viện:

– Nhiễm trùng đường tiểu (UTI)

– Nhiễm trùng vết thương

– Viêm phổi (pneumonia)

– Nhiễm trùng đường máu (blood stream infection)

Các bệnh này thông thường có thể điều trị bằng kháng sinh và có kết quả tốt. Tuy nhiên có một số bệnh nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt do vi khuẩn kháng thuốc. Hai trong số các bệnh có thể gây chết người gồm có:

– MRSA ((Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus), hay còn gọi là “golden staph”, bệnh tụ cầu khuẩn vàng hay khuẩn tụ cầu.

– VRE (vancomycin-resistant Enterococcus): Khuẩn cầu ruột kháng Vancomycin.

NĂM (05) THỜI ĐIỂM MÀ CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ CẦN VỆ SINH TAY ĐÚNG CÁCH:

1. Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân

Lý do: Để bảo vệ bệnh nhân khỏi lây nhiễm mầm bệnh từ tay nhân viên y tế

2. Trước khi thực hiện thủ tục y tế (ví dụ: phẫu thuật, lấy máu)

Lý do: Để bảo vệ bệnh nhân khỏi lây nhiễm mầm bệnh (kể cả trên người bệnh nhân) khi thực hiện phẫu thuật.

3. Sau khi thực hiện thủ tục y tế và tiếp xúc với chất lỏng từ cơ thể người (body fluids)

Lý do: Để bảo vệ nhân viên y tế (y bác sĩ) và môi trường xung quanh khỏi mầm bệnh.

4. Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân

Lý do: Để bảo vệ nhân viên y tế và môi trường xung quanh khỏi mầm bệnh từ bệnh nhân

5. Sau khi tiếp xúc với môi trường xung quanh bệnh nhân (rèm cửa, bàn ghế, giường bệnh)

Lý do: Để bảo vệ nhân viên y tế và môi trường xung quanh khỏi mầm bệnh từ bệnh nhân

HHA-Aussie-5-moments_ABHR

 

Nguồn: Hand Hygiene Australia, có chỉnh sửa từ WHO.

Hãy xem video clip dưới đây về 5 thời điểm đã nêu:

 Vậy, “Vệ sinh tay” (Hand Hygiene) là gì?

Vệ sinh tay là một thuật ngữ chung nói về việc rửa tay đúng cách bằng một trong 2 hình thức sau:

1. Rửa tay dùng nước và xà phòng

2. Rửa tay không dùng nước mà dùng dung dịch có chứa cồn (Alcohol-Based Hand Rub, viết tắt: ABHR)

Nếu được thực hiện đúng cách sẽ dẫn đến việc giảm thiểu các vi sinh vật (microorganisms) trên tay, đồng thời hạn chế tối đa việc lây nhiễm bệnh do vệ sinh tay không đúng.

Nếu tay “nhìn có vẻ sạch” (visibly clean) thì có thể dùng ABHR.

what can I use for HH 3

Nếu có thể nhìn thấy tay bẩn, thì dùng xà phòng và nước.

HWash

Những thuận lợi khi dùng ABHR:

– Giảm đáng kể mầm bệnh trên tay

– Nhanh hơn khi rửa tay bằng nước và xà phòng

– Thuận tiện

– Tự khô

– Mềm mại hơn đối với da tay và ít gây kích ứng da cũng như ít làm da khô hơn khi rửa bằng nước và xà phòng thường xuyên.

Hầu hết các sản phẩm ABHR có chứa ethanol, isopropanol hoặc n-propanol, hoặc hỗn hợp các chất này. Những sản phẩm ABHB có chứa từ 60{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} đến 80{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} cồn là những dung dịch rửa tay hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn cả khi rửa tay bằng nước và xà phòng vì tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn do tính chất của cồn có thể làm biến chất protein trong vi khuẩn.

Nữ trang (nhẫn), móng tay dài, móng tay sơn, hoặc da bị trầy xước là những trở ngại khi vệ sinh tay ở các cơ sở y tế. Phần da dưới nhẫn, dưới móng tay và da bị trầy xước là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi. Do đó, nhân viên y tế cần chú ý những điều này. Không sơn móng tay, không để móng tay dài quá 4mm, không đeo nhẫn và giữ gìn da khỏe mạnh là những điều đơn giản để có đôi tay sạch khi chăm sóc cho bệnh nhân.

Ngoài ra, việc sử dụng găng tay y tế không thay thế cho vệ sinh tay. Trước khi đeo găng tay, cần rửa tay sạch và thay găng tay thường xuyên.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÓI QUEN RỬA TAY VÀ VỆ SINH TAY TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Một số bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua bàn tay, đặc biệt là các bệnh về đường ruột, cúm và viêm gan A.  Một số bệnh về đường ruột có thể gây ra nhiều diễn biến phức tạp và nghiêm trọng đặc biệt cho trẻ em, người già hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Rửa tay đúng cách là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh này.

Khi nào cần rửa tay?

– Trước khi chuẩn bị thức ăn

– Trước khi ăn

– Khi xử lý thức ăn thô (cá sống, thịt sống) hoặc thức ăn làm sẵn.

– Sau khi đi vệ sinh hay thay tã cho em bé

– Sau khi tiếp xúc với vật nuôi

– Sau khi đổ rác

– Sau khi hút thuốc

– Sau khi tiếp xúc với người bệnh

Các bé đến tuổi thích khám phá thường thích mút tay chân. Vì vậy các bố mẹ cần lưu ý vệ sinh tay cho con sạch sẽ. Đối với bé lớn, cần tập cho con thói quen rửa tay đúng cách.

Rửa tay giúp phòng bệnh và lây lan bệnh cho người khác. Chúng ta thường xuyên dùng tay để đụng vào mắt, mũi, miệng mà không hay biết. Vi khuẩn từ tay người có thể gây bệnh tiêu chảy, viêm phổi, cúm và các bệnh khác.

Rửa tay bằng dung dịch có chứa cồn (ABHR) rất tiện lợi, có thể đem theo khi đi ra ngoài. Đối với xà phòng, tốt nhất là dùng xà phòng rửa tay dạng lỏng (liquid soap), xà phòng cục không được khuyến khích, nhất là ở nơi công cộng vì dễ bị nhiễm khuẩn, dễ bị hư do khí hậu hoặc bị nhiễm nước thường xuyên. Xà phòng cục nếu bị khô sẽ dễ nứt gãy và đây chính là nơi mà vi khuẩn trú ngụ, tiếp tục gây lây nhiễm nếu sử dụng. Sử dụng xà phòng cục ở nhà an toàn hơn, nhưng không nên dùng khi xà phòng đã bị khô, nứt; hoặc quá ẩm ướt.

Sau khi rửa tay nên lau tay khô bằng khăn sạch. Cần lưu ý thay khăn lau tay thường xuyên, khăn bẩn cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của mầm bệnh.

IV. RỬA TAY NHƯ THẾ NÀO?

1. Rửa tay bằng ABHR

Xem video hướng dẫn

2. Rửa tay bằng xà phòng và nước

Xem video hướng dẫn

Dưới đây là hướng dẫn rửa tay hoàn chỉnh, trong đó có thí nghiệm về việc sinh sôi của vi khuẩn do tay rửa không đúng cách.

V. KẾT LUẬN

Vệ sinh tay đúng cách là biện pháp đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhất để phòng tránh lây lan bệnh. Hãy tập thói quen rửa tay và tập cho con rửa tay đúng cách để bảo vệ bản thân và người thân trước các bệnh truyền nhiễm có thể phòng tránh được.

Trong túi xách của những bạn gái, những người mẹ nên có dung dịch rửa tay tiện lợi mỗi khi ra ngoài.

Việc vệ sinh tay đúng cách tại các cơ sở y tế cần trở thành một quy định bắt buộc đối với tất cả các nhân viên cũng như bệnh nhân và người thân của bệnh nhân