Kháng sinh: Phần 1

Kháng sinh: Phần 1 post thumbnail image

Mỗi năm lại có thêm những loại vi khuẩn mới, và các nhà nghiên cứu lại phải vất vả nghiên cứu tiếp để tìm ra loại kháng sinh phù hợp. Bài viết này cung cấp những kiến thức căn bản về kháng sinh, với hi vọng giúp cho phụ huynh hiểu về cơ chế hoạt động, tính hiệu quả và tính kháng thuốc, đặc biệt là tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết khi con và bản thân bị bệnh.

I. Kháng sinh là gì?

Kháng sinh là hóa chất có khả năng khống chế sự phát triển của một vi khuẩn cụ thể hoặc làm chết vi khuẩn gây bệnh cụ thể.

II. Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là những đơn bào sống không có nhân (Prokaryotic cell), có chứa chất lỏng gọi là bào tương (cytoplasm) được bao bọc bởi màng tế bào (cell membrane/plasma membrane) và thành tế bào (cell wall). Tế bào chứa DNA trong tương bào dưới dạng nhiễm sắc thể (chromosome).

Nhiều người nhầm lẫn giữa vi khuẩn (bacterium) và vi-rút (virus). Vi khuẩn lớn hơn virus rất nhiều. Đặc biệt sự khác nhau quan trọng nhất là vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi kháng sinh (hay còn gọi là trụ sinh) nhưng virus thì không. Do đó kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do virus gây ra.

Vi khuẩn

Vi khuẩn

III. Vi khuẩn gây bệnh (pathogenic bacteria).

Vi khuẩn gây bệnh được phân loại theo hình dáng của chúng. Có bốn nhóm chính như sau:

Trực khuẩn (Bacilli): Có hình dáng giống như cái que, dài khoảng 0.03mm. Các bệnh như thương hàn (typhoid) và viêm bàng quang (cystitis) do vi khuẩn thuộc nhóm này gây ra.

Khuẩn cầu (Cocci): Có hình cầu (tròn) với đường kính khoảng 0.001mm. Tùy theo loại, khuẩn cầu có thể chia thành nhiều dạng, chẳng hạn như theo cặp hay cụm.

Khuẩn xoắn (Spirochaetes): Có hình xoắn, các bệnh lây qua đường tình dục do khuẩn xoắn gây ra, chẳng hạn như bệnh giang mai (syphilis).

Khuẩn phẩy (Vibrio): Có hình giống dấu phẩy. Bệnh tả (Cholera) là do khuẩn phẩy gây ra.

bacteria_shapes

Các loại vi khuẩn (Click vào hình để xem rõ hơn)

Đặc điểm của vi khuẩn:

Hầu hết các vi khuẩn, trừ khuẩn cầu, chuyển động nhờ vào đuôi (flagella) hoặc bằng cách “uốn éo” từ bên này sang bên kia. Vi khuẩn sinh sôi bằng cách tự nhân đôi, mỗi tế bào nhân đôi lại tiếp tục nhân đôi và cứ tiếp tục như thế, một tế bào vi khuẩn có thể có thể sinh sôi thành 500.000 tế bào như vậy hoặc hơn chỉ trong vòng 8 tiếng.

Nếu điều kiện môi trường không phù hợp với vi khuẩn, chúng sẽ chuyển thành trạng thái “biến hình” ở dạng “mầm” hay còn gọi là “bào tử” hay “mầm mống” và chờ đợi điều kiện thuận lợi để “hiện hình trở lại”. Trị “mầm bệnh” (spores) khó hơn trị vi khuẩn nhiều vì chúng có một lớp màng bọc bảo vệ bên ngoài.

Phân loại vi khuẩn:

Vi khuẩn được phân loại theo 2 nhóm chính gọi là Gram Dương (Gram Positive hay còn gọi là Gram+) và Gram Âm (Gram Negative hay còn gọi là Gram-) bằng phương pháp nhuộm do Christian Gram khởi đầu vào năm 1884.

Mẫu vi khuẩn được xử lý qua nhiệt và sau đó được nhuộm màu.

Gram+ có màu tím đậm và Gram – có màu đỏ, và có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi.

Vi khuẩn cũng có thể được phân loại theo Aerobic (vi khuẩn tồn tại nhờ Oxygen, còn gọi là khuẩn hiếu khí) và anaerobic (vi khuẩn không phụ thuộc vào Oxygen để tồn tại, còn gọi là khuẩn yếm khí).

IV. Vi khuẩn gây bệnh (pathogenic bacteria) tấn công cơ thể người như thế nào?

Để gây bệnh, vi khuẩn tiếp cận cơ thể chúng ta qua nhiều đường, ví dụ:

– Vết thương hở.

– Thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn

– Tiếp xúc gần với người đang nhiễm bệnh

– Tiếp xúc với chất thải (phân, nước bọt) của người đang nhiễm bệnh

– Hít thở gần người đang nhiễm bệnh khi người đó ho hay hắt hơi

– Tiếp xúc gián tiếp, chẳng hạn như đụng chạm các bề mặt bị nhiễm khuẩn, như vòi nước, đồ chơi, tay nắm trong toilet, tã em bé (bị bệnh)

Quên rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với thú vật cũng là cách đưa vi khuẩn vào người.

V. Cơ thể người phản ứng như thế nào khi bị vi khuẩn tấn công?

Nếu chẳng may bạn bị một cái nhọt ở chân, bạn sẽ thấy vùng da xung quanh cái nhọt trở nên đỏ và sưng tấy. Đó là do lưu lượng máu tăng lên, báo hiệu cho hệ miễn dịch cử “binh lính” để tiêu diệt “quân giặc” (vi khuẩn). Mỗi anh lính như vậy gọi là một kháng thể (antibody) có nhiệm vụ tiêu diệt từng tên giặc (bacterium).