10 thói quen phiền toái nhưng quan trọng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

10 thói quen phiền toái nhưng quan trọng của trẻ  từ 1 đến 3 tuổi post thumbnail image

Nguồn: Belly Belly

Nguyen N Dao dịch và hiệu đính

Các bạn nhỏ ở tuổi này rất dễ thương. Các bạn thích khám phá và thích nghịch nữa, và sẽ vứt hết đồ chơi chỉ để chạy lại ôm chầm lấy mẹ. Phần lớn thời gian thì các bạn ấy rất đáng yêu. Hầu như cả ngày mẹ sẽ cảm thấy thời gian bên con là thời gian vui vẻ nhất, nhưng những lúc khác thì mẹ sẽ không biết là mình có đang làm một bài trắc nghiệm tâm lý hay không nữa. Bởi vì trẻ ở tuổi này rất giỏi làm cha mẹ… nổi khùng. Trẻ sẽ phớt lờ tất cả những quy định cha mẹ đặt ra, nút nào cũng bấm và làm những chuyện mà cha mẹ không cho làm và dường như luôn luôn lén làm điều gì đó. Hầu như buổi chiều này mẹ cũng ráng hít thở sâu, cố gắng tìm chỗ nghỉ ngơi cho yên thân trong khi bạn nhỏ của mẹ lấy cây chì kẻ mắt vẽ lên tường thêm một tuyệt tác nữa. Liệu mẹ có cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết rằng những chuyện các siêu quậy tí hon này làm lại thật ra lại rất quan trọng đối với sự phát triển của các bạn ấy không, thậm chí những việc này khiến mẹ muốn xì khói lên đầu? Hi vọng là vậy.

Dưới đây là những sở thích phiền toái – nhưng quan trọng – của trẻ.

Thói quen phiền toái số #1: Chơi với đồ ăn

Giờ ăn thiệt là vui quá mà! Mẹ dành hàng giờ chuẩn bị thức ăn ngon, cân bằng dinh dưỡng cho bạn nhỏ, để rồi sau đó bản hầu như không ăn miếng nào. Có chăng là vài miếng ngồm ngoàm để chui vô bụng, nhưng phần còn lại thì tri trét lên đầu, rớt xuống sàn và nhét đầy vô mũi mẹ (đừng hỏi tại sao). Tin vui là việc chơi với thức ăn thực ra là một quá trình học hỏi. Bé đang thực hiện một thí nghiệm khoa học rất tập trung về độ thô, cảm giác và mùi vị của thức ăn qua thắc mắc. Ôi, và nó có bay được không nhỉ, đương nhiên (không phải con hư đâu, nó không bay được, xin lỗi cái sàn nhà nghen). Hãy cho bé được tự do khám phá thức ăn vì điều đó thực ra giúp bé sẵn sàng ăn vài miếng. Thậm chí có một nghiên cứu còn cho rằng bé học tên thức ăn nhanh hơn nếu được chơi với với chúng vào các bữa ăn. Mấy cọng nui trên trán bé có thể chưa làm cho bé giống thiên tài, nhưng điều đó có thể giúp bé đấy.

Baby covered in spaghetti

Nghiên cứu từ trường đại học University of Iowa cho thấy trẻ thích chơi với thức ăn sẽ học nhanh hơn.

Thói quen phiền toái số #2: Bày bừa

Không chỉ giờ ăn đâu, trời ạ, các bạn ấy còn bày bừa cả ngày nếu mẹ cứ cứ để yên đấy.  Hầu như các bạn chẳng yêu thích điều gì hơn là chuyện ở bẩn. Bày bừa đồ chơi, nhảy trong mấy vũng nước, chơi trò nấu ăn trong đám bùn và tri trét đủ chỗ đều nằm trong danh sách các việc bạn ấy muốn làm. Tuy nhiên, việc bày bừa đồ chơi lại rất tuyệt để các bạn ấy phát triển các kỹ năng phức tạp. Điều này  đòi hỏi sự kết hợp tất cả các giác quan, cho phép trẻ thao tác các vật liệu, và hữu ích khi bé chơi độc lập, bởi vì không có mục đích cụ thể nào cả cho việc bày bừa đồ chơi. Chơi bày bừa là vui và sáng tạo, và điều này rất tốt cho các kỹ năng phức tạp cũng như sự phát triển của bé.

Trời ơi lại bày ra nữa hả con?

Thói quen phiền toái số#3: Bị mất tập trung

Nếu mẹ cần làm gì đó thật nhanh thì các bạn này là những nhân viên í ẹ nhất. Chẳng những các bạn vừa làm vừa ngủ, có mùi thum thủm như ị đùn và hễ chút lại khóc đòi mẹ mà các bạn còn dễ bị mất tập trung nữa. Thậm chí chuyện đơn giản như là bước xuống đường cũng có thể mất cả hai tiếng đồng hồ bởi vì các bạn ấy cẩn thận kiểm tra từng viên sỏi, săm soi nắp cống và chiếc lá mà các bạn ấy bước qua. Nhìn thì có vẻ như con cứ bày bừa xung quanh, nhưng thực ra con đang rất bận khám phá thế giới xung quanh, học hỏi, ghi nhớ thông tin cho sau này. Rốt cuộc, ai mà biết trước tương lai, cuộc đời con biết đâu sẽ dựa vào chuyện con biết chính xác những gì ở dưới nắp cống vào ngày đó, và rồi mẹ sẽ thấy hài lòng bởi vì con đã dành thời gian khá lâu để nhìn chằm chằm xuống dưới đó.

Thói quen phiền toái số #4: Nói Không

Sở thích chính của bạn có lẽ là sở thích nói “không.” Cụ thể hơn, từ chối làm bất cứ thứ gì mẹ bảo bạn làm. Không con không đánh răng đâu. Không con không muốn qua nhà bà đâu. Không con không thay đồ đâu. Thỉnh thoảng mẹ có cảm giác là dường như cả ngày mẹ cứ chiến đấu với một tên địch cà tưng. Thế nhưng thái độ trái ngược này thực ra lại đóng vai trò rất quan trọng với tương lai của bạn ấy. Mẹ có biết là phải mất một thời gian thì em bé mới hiểu rằng mình là một con người riêng biệt. Bé tin rằng mình là người dính liền với mẹ (á…!), đó là lý do tại sao khi mẹ bước ra khỏi phòng thì bé phát hoảng lên. Bé cảm thấy dường như mình mất mát gì đó và điều này chẳng dễ dàng gì cả. Tôi cũng sẽ rất buồn nếu mất đi một nửa của mình. Nhưng các bạn nhỏ khôn lắm, và các bạn ấy bắt đầu hiểu rằng mẹ là mẹ. Điều khám phá mới mẻ này là lý do tại sao các bạn ấy cứ hét ầm lên “Không!”; đơn giản là bạn ấy đáng cố tỏ ra độc lập và thế là trở nên phiền phức, điều này tốt mà.

Thói quen phiền toái số#5: Ăn vạ

tantrum

Không may là cho dù có biết điều này thì mẹ cũng chẳng thấy đỡ xấu hổ hơn nếu lần tới bạn ấy đá đống rác kế bên kệ rau củ. Mẹ sẽ vẫn cảm thấy đỏ mặt và có cảm giác là người ta đánh giá mình, nhưng việc ăn vạ hóa ra lại quan trọng cho bạn ấy. Sở dĩ có chuyện ăn vạ là vì bạn ấy có nhiều cảm xúc quá và cần giải tỏa – chứ chưa được bình tĩnh như người lớn – do đó bạn ấy không biết làm thế nào với những cơn bão cảm xúc như vậy. Chẳng có gì hay ho nếu ai đó sợ, giận và buồn bực và cứ bức bối trong lòng, và một trận ăn vạ là cách bạn ấy giải tỏa những cảm xúc đó để cảm thấy thoải mái hơn. Đương nhiên là điều này chẳng có gì đẹp đẽ cả, nhưng lại quan trọng.

Thói quen phiền toái số #6: Loi nhoi

Mẹ biết là mẹ cũng cần những lúc được ngồi xuống uống miếng nước chứ? Tại sao đó lại là những lúc mà bạn nhỏ cứ loi nhoi vậy? Mẹ chỉ cần năm phút bình yên thôi mà! Chà, mấy bạn này có nhiều năng lượng ghê, có lẽ mẹ cũng đã biết được điều này vào giờ đi ngủ, khi mà bạn ấy vẫn chạy tới chạy lui khắp phòng không biết mệt. Và bạn cần xài cho hết mớ năng lượng ấy, có nghĩa là chạy lung tung rồi leo trèo đủ kiểu. Mẹ đừng lo quá, sau khi múa may như vậy, bạn ấy sẽ mệt và sẵn sàng ngủ thôi. Để thoải mái hơn, thay vì để bạn ấy chạy lòng vòng trong nhà thì hãy cho bản ra ngoài để khám phá. Đối phó với mấy bạn dư năng lượng này sẽ dễ hơn nhiều nếu được ra ngoài hít thở khí trời.

Thói quen phiền toái số#7: Bám mẹ

Clinging

Có những ngày mà bạn ấy là đứa trẻ dạn dĩ nhất khi ra ngoài chơi, và những ngày khác thì bám theo mẹ từng bước. Có ngày bạn ấy sẽ dành cả ngày ngồi chật cứng vào lòng mẹ, không chịu rời mẹ. Điều này có thể làm mẹ bực bội, không phải chỉ vì mẹ cũng cần nghỉ ngơi mà còn vì mẹ có thể lo lắng không biết tại sao bạn ấy lại làm như vậy. Đừng lo, hành vi này là bình thường. Bạn ấy chỉ cảm thấy hơi căng thẳng vì một điều gì đó và ở bên mẹ làm bạn ấy cảm thấy an tâm hơn.

Điều phiền toái số# 8: Hỏi Tại sao

Trời, lại là hai chữ Tại sao. Điều này chẳng có gì nổi bật nhưng lại khét tiếng là giai đoạn mệt mỏi của cha mẹ khi con vào tuổi này. Con hỏi tại sao vài lần để biết câu trả lời thì không có gì đáng nói, ai cũng có thể trả lời được. Nhưng  rồi sau đó cụm từ tại sao cứ tiếp tục đi sâu hơn và bạn ấy sẽ vẫn tiếp tục hỏi sau khi câu hỏi không còn ý nào để hiểu nữa và rất khó để tìm ra câu trả lời cho bạn ấy. Giai đoạn này đúng là bực bội thật, nhưng bạn nhỏ đơn giản chỉ muốn tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh thôi mà, vì vậy mẹ cứ cố gắng hết sức trả lời cho bản đi. Tò mò là một cá tính tiêu biểu, và mặc dù hiện tại làm mẹ nhức đầu nhưng trong tương lai sẽ trở nên vô giá. Nếu mẹ không trả lời được, thì hãy cùng con tìm ra giải đáp vậy.

Điều phiền toái số#9: Đọc đi đọc lại một vài quyển truyện

Mum reading on couch with kids lr

Mặc dù thư viện gần nhà có hàng trăm cuốn truyện thiếu nhi, bạn ấy vẫn muốn mẹ đọc rã họng có một vài cuốn. Có thể mẹ đã phát ngán tới tận cổ mấy cuốn này và nhiều khi rảnh rỗi cố tình để những cuốn ấy vào chỗ bạn ấy không nhìn thấy. Thế nhưng bạn ấy lại thích mấy cuốn này bởi vì bạn ấy biết chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện, và sự lặp đi lặp lại này quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của bạn ấy, mẹ ngán mấy cuốn này thế nào thì chuyện đọc đi đọc lại chúng lại hữu ích trong việc giúp bạn ấy giao tiếp thế ấy.

Thói quen phiền toái thứ 10: Vượt qua giới hạn

Hễ mẹ đưa ra quy định nào thì bạn ấy sẽ cố gắng vi phạm quy định đó. Dường như mẹ mất cả ngày để nói mãi những chuyện tương tự và cứ phải lặp đi lặp lại quy định đó hết lần này đến lần khác. Bực bội thật đó, và mẹ sẽ thắc mắc liệu bạn ấy có ý gì khi làm như vậy. Đúng rồi đó, nhưng không phải để làm mẹ nổi khùng lên. Tìm cách vượt rào là một phần quan trọng đối với các bạn nhỏ ở tuổi này, và giúp bạn ấy cảm thấy an tâm. Mẹ hãy tiếp tục đặt ra và giữ giới hạn cho dù phải nhiều lần nhắc nhở bạn ấy.