Viết là một sở thích của mình, mình viết để chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ thoải mái, nhưng vui lòng trích dẫn nguồn Webcuame.com nhé.
Nguyen Dao
SỮA MẸ CÓ QUAN TRỌNG VỚI TRẺ SINH NON KHÔNG?
Câu trả lời tất nhiên là CÓ. Không những CÓ mà còn RẤT QUAN TRỌNG. Các mẹ đã biết 72 giờ vàng quan trọng với bé sinh đủ tháng, thì điều ấy còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bé sinh thiếu tháng như thế nào.
Các mẹ có biết rằng Sữa mẹ là món quà vô giá và quý hiếm chỉ có cm mới có thể dành cho đứa con thiếu tháng của mình, bởi vì sữa mẹ của bé sinh non chứa nhiều protein và các dinh dưỡng khác hơn sữa mẹ của bé sinh đủ tháng. Bầu vú mẹ là một “nhà máy” vô cùng đặc biệt và kỳ diệu vì nhà máy này sản xuất sữa phù hợp theo nhu cầu của từng độ tuổi của bé. Trong sữa mẹ có lipase, một enzyme giúp bé tiêu hóa chất béo dễ dàng hơn. Một lượng sữa mẹ rất ít ỏi cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng và các thành phần miễn dịch, giúp bé tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm mà không một sản phẩm thay thế sữa mẹ nào có thể làm được.
Các bố/mẹ đọc thêm các bài sau:
Hiện tượng hở ruột do tổn thương niêm mạc ruột là gì?
Theo nghiên cứu, nếu nuôi trẻ sinh non theo phương pháp Kangaroo, tức là ấp bé vào người mẹ vài tiếng trong ngày (da tiếp da) thì không những giúp nhiệt độ của bé ổn định mà lượng sữa mẹ hút ra cũng tăng 50{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd}, ngoài ra phản xạ mút bú của bé cũng cải thiện rõ rệt. Bé ngủ yên hơn, ít khóc hơn, tăng cân nhiều hơn và không gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Không chỉ có mẹ mới có thể thực hiện việc tiếp da với bé, mà cả bố lẫn ông/bà hay bất kỳ người nào cũng có thể làm việc này, chỉ cần có trái tim.
CHO TRẺ SINH NON BÚ THẾ NÀO?
Dễ hiểu rằng khi bú, trẻ sinh non thường mau mệt hơn trẻ sinh thiếu tháng, tuy nhiên càng lớn thì bé càng giảm được những mệt mỏi này.
Nhiều mẹ lo lắng rằng miệng của con bé quá, làm sao ngậm vú mẹ đây? Thật ra, cho bé bú trực tiếp là tốt nhất. Không có lý do nào để cho rằng bé bú bình dễ hơn bú mẹ, và bé hoàn toàn có thể điều chỉnh được lượng sữa chảy từ bầu vú tốt hơn từ bình.
Các bố/mẹ đọc lại bài này:
Ti mẹ trực tiếp có lợi ich ntn so với ti sữa mẹ bằng bình
Tránh cho bé bú bình quá sớm có thể giảm việc bé thích bình hơn ti mẹ. Có thể cho bé bú bằng cốc, bằng ống, bằng thìa nếu không bú mẹ được vì lý do nào đó.
Nếu các mẹ lo ngại bé còn yếu để mút vú mạnh đủ để sữa ra, nên mát-xa 3’ hoặc dùng máy hút sữa để kích thích phản xạ “sữa về” trước khi cho con bú.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG LƯỢNG SỮA?
Để gia tăng lượng sữa, mẹ được khuyến khích ngoài việc cho con bú thì nên hút sữa ra ít nhất 8 lần mỗi ngày và tốt hơn là 10 lần mỗi ngày (kể cả ban đêm). Lượng sữa mẹ sản xuất ra phụ thuộc vào hai yếu tố: số lần hút và mức độ tuyến sữa được làm trống.
Chất béo trong sữa mẹ tỉ lệ nghịch với độ căng sữa của bầu vú, tức là vú mẹ căng sữa thì chất béo ít và khi vú mẹ được làm trống thì chất béo tăng lên. Vì vậy, mẹ tránh các cữ bú/hút cách xa nhau (không nên quá 4 tiếng). Lượng sữa hút ra sau một cữ dài sẽ có lượng sữa sau (hindmilk) ít hơn.
Mẹ nên hút cho tới khi không còn tia sữa bắn ra nữa. Sau đó, để kích thích sữa ra, mẹ nên mát-xa 3 phút theo hướng dẫn và tiếp tục hút nữa, thậm chí chỉ có vài giọt thôi.
Để kích thích lượng sữa, mẹ nên gia tăng số lần hút chứ không phải thời gian hút.
Phản xạ “sữa về” (cảm giác tê tê nơi bầu vú, đặc biệt là ở đầu vú khi mẹ cho bú/hút) sẽ hiệu quả khi mẹ thường xuyên thay đổi bên ngực khi hút, mát xa ngực hoặc kích thích đầu vú.
Vắt sữa bằng tay có thể kích thích vú và đầu vú nhiều hơn dùng máy hút, vì oxytocin và prolactin được sản xuất nhiều hơn thông qua động tác mát-xa. Nhiều mẹ đã chia sẻ rằng dùng máy hút không ra sữa nữa, đầu vú bị đau, nhưng khi vắt tay hoặc cho bé bú thì sữa vẫn ra ào ào.
KẾT LUẬN:
Nuôi trẻ sơ sinh, đặc biệt là các bé thiếu tháng, không phải là một hành trình dễ dàng cho bất kỳ bà mẹ nào. Tuy nhiên, các mẹ hãy tin vào khả năng làm mẹ của mình và suy nghĩ tích cực vào điều đơn giản và duy nhất chỉ có mình mới đem lại cho con. Đó chính là sữa mẹ.
Chúc các bố/mẹ sớm vượt qua giai đoạn lo lắng ở vài tuần đầu và chúc các bé luôn khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo:
1. “Breastfeeding Management” của Wendy Brodribb (2004)
2. Hiệp Hội Sữa Mẹ Úc Châu (Australian Breastfeeding Association)
3. La Lech League International