Bệnh Sởi (Measles)

Bệnh Sởi (Measles) post thumbnail image

I. BỆNH SỞI LÀ GÌ?

1. Sởi là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh do một loại virus tên là Morbillivirus gây ra. Virus này lây từ người sang người qua môi trường không khí.

Những biến chứng do Sởi gây ra có thể gây ra tiêu chảy, co giật, viêm tai,  não và phổi, dẫn đến hư tổn về não (hiếm), mù và có thể tử vong. Cứ 1 trong 1000 trẻ em nhiễm Sởi sẽ bị viêm não (encephalitis). Cứ 10 trẻ bị viêm não sẽ có một em tử vong và năm em sẽ bị hư tổn não vĩnh viễn.

(Thông tin từ website của Chính phủ Úc: http://www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/immunise-measles)

Mặc dù bệnh Sởi đã suy giảm 78{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} trên toàn thế giới vào những năm gần đây, từ 562 400 ca tử vong năm 2000 còn 122 000 ca năm 2012, nhưng vẫn còn khá phổ biến ở các quốc gia thuộc Châu Phi và Châu Á. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm Sởi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thu nhập bình quân đầu người thấp.

http://www.who.int/immunization/topics/measles/en/

Phụ nữ mang thai mắc bệnh Sởi có nguy cơ bị sẩy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân.

Khoảng 30{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} người mắc bệnh Sởi có thể dẫn đến những biến chứng nêu trên, thường ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi.

(Nguồn: http://www.health.govt.nz/your-health/conditions-and-treatments/diseases-and-illnesses/measles?qt-moh_topic_sheet_tabs=3)

II. CỤ THỂ DIỄN BIẾN CỦA BỆNH

Một khi đã nhiễm virus này vào người rồi thì khoảng 10 đến 14 ngày sau sẽ có những triệu chứng:

–           Phát ban ( rash), xuất hiện đầu tiên ở đầu, cổ và sau đó lan hết cả cơ thể.

–          Sốt (trên 38 độ C)

–          Ho

–          Sổ mũi

–          Mắt đỏ

–          Thỉnh thoảng có những đốm trắng trong miệng, chỗ bên trong của má.

Ban đỏ kéo dài khoảng một tuần.

Tuy nhiên, người bị nhiễm Sởi có khả năng lây cho người khác 5 ngày trước khi có ban đỏ xuất hiện, và 5 ngày sau khi các vết ban biến mất.

III. PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Tuy là một bệnh truyền nhiễm và lây lan rất cao, nhưng bệnh Sởi hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng việc tiêm vắc-xin đầy đủ. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm phòng vắc xin MMR (measles, mumps and rubella). Vắc xin này đã được sử dụng trên 50 năm nay, hoàn toàn an toàn và rẻ tiền.

Theo số liệu từ chính phủ New Zealand, những ai sinh trước ngày 1 tháng 6 năm 1969 được xem như đã được miễn dịch. Những ai sinh sau ngày đó sẽ cần 2 mũi vắc xin để được miễn dịch hoàn toàn. Tại New Zealand, vắc-xin MMR được tiêm 2 lần cho trẻ em: mũi đầu tiên vào 15 tháng và mũi thứ hai vào năm 4 tuổi.

Ở Úc thì MMR tiêm lần đầu cho trẻ 12 tháng và tiêm nhắc lại vào 18 tháng hoặc 4 tuổi. Lịch tiêm MMR ở Việt Nam cũng tương tự như ở Úc. Tuy nhiên, theo thông tin từ trang web của Cơ quan Phòng Chống Bệnh Tật (Centers for Diseases Control and Prevention: http://www.cdc.gov/vaccines/vpd-vac/measles/fs-parents.html), trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, có thể tiêm MMR cho bé 6 – 11 tháng tuổi, nhất là các bé đi du lịch cùng với bố mẹ đến những vùng có nguy cơ dịch sởi.

Đối với trẻ em đã từng bị Sởi thì sẽ được miễn dịch, nhưng điều đó không có nghĩa là không tiêm mũi MMR vì MMR còn phòng bệnh Quai Bị (mumps) và bệnh Sởi Đức (rubella).

Ngoài việc tiêm ngừa MMR thì bổ sung vitamin A rất quan trọng. Sự suy giảm Vitamin A được cho là có liên quan đến các biến chứng của Sởi dẫn đến hư tổn về mắt và mù lòa.

http://emedicine.medscape.com/article/966220-treatment#aw2aab6b6b4

Chống chỉ định đối với vắc xin ngừa Sởi gồm có:

–          Phụ nữ mang thai. Theo lý thuyết, vắc xin này nên tránh tiêm cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên vào quý 3 của thai kỳ, và có thể ở quý 2, lợi ích của việc tiêm vắc xin được cho là lớn hơn những phức tạp do bệnh Sởi mang lại (nguồn: http://www.nicd.ac.za/?page=measles_vaccine_faq_health_workers&id=46)

–          Bệnh nhân ung thư

–          Bệnh nhân bị lao phổi chưa được điều trị

–          Bệnh nhân đang được điều trị bằng các biện pháp có thể làm suy giảm hệ miễn dịch

–          Bệnh nhân bị HIV chỉ chống chỉ định với vắc xin Sởi khi lượng suy giảm miễn dịch ở mức trầm trọng (CD4 thấp hơn 15{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd})

  •  giải thích: CD4 là tế bào máu trắng, white blood cells, có tên gọi khác là T-helper cells, nhiệm vụ của CD4 là chống lại nhiễm trùng (infection). CD4 được tạo ra ở lá lách (spleen), hạch (lymph nodes), tuyến ức (thymus), những bộ phận này thuộc hệ miễn dịch. Tế bào CD4 di chuyển khắp cơ thể để nhận diện và tiêu diệt “kẻ thù”của cơ thể là vi khuẩn (bacteria) và virus. Số lượng tế bào CD4 trong cơ thể cho thấy mức miễn dịch ở cơ thể mạnh đến đâu. Ở bệnh nhân HIV, lượng CD4 cho thấy giai đoạn bệnh và khả năng chống chọi của bệnh nhân, cũng như dự báo được mức độ tiến triển của bệnh.

–          Những người sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như corticosteroids liều cao.

PHÒNG BỆNH SỞI ĐỐI VỚI TRẺ BÚ MẸ

Tuy sữa mẹ được cho là tác nhân tăng cường miễn dịch cho bé, nhưng không phải là vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, kể cả các mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn cũng không nên chủ quan.

Sữa mẹ cung cấp kháng thể miễn dịch thụ động (passive immunisation), tức là bé còn bú mẹ thì còn được hưởng kháng thể này (chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, tạm thời). Trong khi đó, vắc xin phòng bệnh sởi được gọi là kháng thể chủ động (active immunisation). Trái với kháng thể thụ động, kháng thể chủ động (vắc xin) kích hoạt (activative) khả năng sản xuất kháng thể (antibodies) của cơ thể đối với một loại virus hay vi trùng của một bệnh cụ thể nào đó (có tác dụng trong thời gian dài, thậm chí là trọn đời).

Do đó, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lúc là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho con.

Vì sởi lây lan qua đường không khí, cần giữ vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu sự phát tán của virus, chẳng hạn như rửa tay sạch sẽ (sử dụng gel tiệt trùng) và đeo khẩu trang trước và sau khi đến những vùng được nghi là có dịch bệnh.

IV. ĐIỀU TRỊ SỞI

Không có kháng sinh (antibiotics) đặc biệt trị Sởi, vì Sởi do Virus gây ra.

Tuy nhiên khi Sởi biến chứng thành viêm tai, viêm mắt và viêm phổi thì kháng sinh được sử dụng để trị các biến chứng này.

Không có phương pháp điều trị cụ thể nào đối với bệnh Sởi. Quá trình điều trị bao gồm việc bảo đảm dinh dưỡng và bù nước mất do sốt cao, ói mửa và tiêu chảy.

Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển bị chẩn đoán là mắc bệnh Sởi cần được tiêm 2 liều Vitamin A dự phòng, cách nhau 24 tiếng . Hai liều Vitamin A này có tác dụng hồi phục lượng Vitamin A bị thiếu hụt khi mắc bệnh (kể cả đối với trẻ đầy đủ dinh dưỡng khi mắc bệnh) để tránh hư tổn về mắt dẫn tới mù lòa. Tiêm Vitamin A cho thấy giảm 50{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} tỉ lệ tử vong do Sởi gây ra.

Nguồn: http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs286/en/

Thông tin từ Viện Hàn Lâm Nhi Đồng Hoa Kỳ http://pediatrics.aappublications.org/content/91/5/1014.full.pdf+html cũng theo khuyến cáo của WHO và UNICEF.

Thuốc sử dụng để trị bệnh Sởi gồm có Vitamin A, thuốc chống virus (antiviral, chẳng hạn như Ribavirin), vắc xin ngừa Sở và globulin miễn dịch của người (human immunoglobulin (Ig)) và kháng sinh để trị các biến chứng phức tạp do Sởi gây ra.

Nguồn: http://emedicine.medscape.com/article/966220-medication

Lưu ý: Nếu trẻ bị sốt do Sởi, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng Aspirin hoặc các thuốc có thành phần Aspirin để hạ sốt vì việc sử dụng Aspirin để điều trị bệnh do nhiễm virus được cho là có mối liên quan đến Hội chứng Reye (Reye Syndrome), tham khảo thêm thông tin (tiếng Việt): http://www.dieutri.vn/treem/2-1-2012/S1920/Hoi-chung-Reye.htm

LÀM GÌ KHI BỊ SỞI:

–          Nghỉ ngơi nhiều

–          Uống nhiều nước/bù nước

–          Dùng paracetamol để giảm sốt & đau

–          Cách ly để tránh lây lan.

LÀM GÌ KHI TIẾP XÚC VỚI NGUỒN BỆNH (TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH SỞI)

Nếu bạn hoặc con bạn tiếp xúc với người bị bệnh sởi mà chưa được tiêm phòng sởi (hoặc chưa từng bị sởi), sau đây là một vài biện pháp:

Nếu tiếp xúc trong vòng 72 tiếng: Lập tức tiêm phòng sởi ngay

Nếu tiếp xúc từ 3 đến 7 ngày: tiêm globulin miễn dịch (immunoglobulin), đây là dạng miễn dịch thụ động (passive immunisation). Vắc xin ngừa Sởi, hay còn gọ là miễn dịch chủ động (active immunisation) cần được tiêm sau đó để tránh nguy cơ nhiễm bệnh nhưng phải tiêm 3 tháng sau khi đã tiêm globulin miễn dịch.

Nguồn: http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Measles