Những ngộ nhận về việc cho trẻ sinh non bú mẹ

Những ngộ nhận về việc cho trẻ sinh non bú mẹ post thumbnail image

Ngộ nhận 1: Trẻ sinh non không thể bú mẹ hoàn toàn.

Thực tế: Tất nhiên là được! Một bé sinh thiếu tháng có thể không bú mẹ một cách bình thường ở vài tuần đầu, nhưng tất nhiên là bé có thể được nuôi bằng sữa mẹ cho tới khi bé sẵn sàng để bú mẹ. Nếu được khuyến khích, động viên và hỗ trợ, người mẹ có thể có đủ sữa và sẽ nhanh chóng cho con bú được. Rất tiếc là hầu hết các bộ phận dưỡng nhi ở các bệnh viện (NICUs – Neonatal Intensive Care units) lại không giúp gì nhiều cho các bà mẹ này.

Ngộ nhận 2:  Trẻ sinh non cần được chăm sóc trong lồng kiếng

Thực tế: Số liệu cho thấy trẻ sinh non được chăm sóc tốt bằng phương pháp Kangaroo Mother Care (KMC) khi bé được tiếp da với mẹ, bố hoặc bất kỳ người thân nào. Nếu được tiếp da thường xuyên, bé sẽ sớm ổn định nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, đường huyết và nhiệt độ hơn là nằm trong lồng kính. Việc tiếp da thường xuyên với con giúp người mẹ sản xuất nhiều sữa hơn và bé sẽ bú mẹ sớm hơn.

Ngộ nhận 3: Tất cả trẻ sinh non đều cần bú sữa mẹ được “fortified”, tức là “bổ sung thêm chất”.

Thực tế: Điều này không có căn cứ. Vì nếu vậy thì trong quá khứ, khi chưa có những sản phẩm “bổ sung thêm chất” cho sữa mẹ thì những trẻ sinh non đã không sống nổi. Phần lớn các bà mẹ không nhận ra rằng những sản phẩm này lại được làm từ sữa bò!

Ngộ nhận 4: Trẻ sinh non bú mẹ bị mệt hơn, vì vậy cho bé bú bình tốt hơn.

Thực tế: Điều này không đúng bởi vì có nhiều ngộ nhận về có chế tạo sữa mẹ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng cho bé sinh non bú mẹ trực tiếp  ít mệt hơn cho bé bú bằng bình. Nếu một người mẹ sinh thường không nhận được sự hỗ trợ hữu ích khi nuôi con bằng sữa mẹ, dễ hiểu tại sao mẹ của bé sinh non sẽ gặp khó khăn hơn.

Người ta thường nhấn mạnh việc làm sao để bé tăng cân tốt từ khi còn trong bụng mẹ, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc này là tốt cả. Thực tế nếu sinh con to sẽ đem nhiều hại hơn là lợi. Các bác sĩ thường cho rằng đối với bé sinh non, sữa mẹ là không đủ nên thường cho thêm fortifier cho “đủ chất”. Tỉ lệ béo phì ngày càng tăng ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển là một minh chứng cho thấy việc tăng cân nhanh chẳng hề tốt tí nào cả.

Những lợi ích của việc tiếp da đối với bé sinh non:

1. Bé ít bị hạ nhịp tim hoặc mất nhịp tim.

2. Nhiệt độ cơ thể ổn định hơn

3. Bé ít có nguy cơ bị hạ đường huyết

4. Bé ít bị stress

5. Hệ miễn dịch của bé phát triển và thích nghi với những vi khuẩn từ cơ thể mẹ hơn là những vi khuẩn trong môi trường bệnh viện.

6. Bé ít mệt hơn và nhận biết môi trường xung quanh. Chu kỳ ngủ của bé sẽ được điều chỉnh phù hợp, bé ngủ ngon hơn và có thể thức giấc để bú mẹ.

7. Bé có ít nguy cơ bị giảm oxy nên sẽ ít cần hỗ trợ oxy.

8. Não của bé phát triển tốt hơn

9. Bé ít khóc hơn.

10. Tiếp da với mẹ giúp bé bớt đau hơn nếu phải trải qua những thủ thuật y khoa gây đau.

11.  Bé sẽ được ngửi mùi của mẹ, nghe tiếng mẹ nói, cảm nhận được từng chuyển động của mẹ, kích thích bé tìm vú mẹ và dễ bú mẹ hơn.

12. Bé xuất viện sớm hơn.

13. Việc tiếp da với mẹ gắn kết tình mẫu tử.

14. Bé có cơ hội được bú mẹ hoàn toàn nhiều hơn và người mẹ sẽ quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ hơn, đồng thời kích thích sữa ra nhiều hơn.

Đọc thêm bài “Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sinh non” để giúp giải tỏa những ngộ nhận nêu trên. Chúc các mẹ sữa thành công khi nuôi con bằng sữa mẹ nhờ áp dụng những kiến thức đúng đắn về cơ chế sản xuất của sữa mẹ.

Tài liệu tham khảo:

Dr. Jack Newman’s Guide to Breastfeeding, 2014 (NXB Pinter & Martin)