Những lo lắng về Sữa Trước và Sữa Sau

Những lo lắng về Sữa Trước và Sữa Sau post thumbnail image
Người dịch: Phạm Ngọc Vĩnh Yên

Hiệu đính: Nguyen Dao

Nguồn: Nancy Mohrbacher

Có kiến thức nửa vời có thể là một điều nguy hiểm. Chưa bao giờ nó lại đúng như vậy trong các cuộc tranh luận đang diễn ra về Sữa trước – Sữa sau và ảnh hưởng của chúng đến việc cho con bú mẹ. Những ngộ nhận xung quanh các khái niệm này đã và đang gây ra những lo âu, lúng túng và thậm chí dẫn đến những vấn đề khó giải quyết khi cho con bú cũng như cai sữa sớm.

Ấn bản năm 2003 của cuốn The Breastfeeding Answer Book  định nghĩa các thuật ngữ này như sau:

“Sữa mà một em bé nhận được khi bắt đầu bú được gọi là “Sữa trước”, loại sữa này có lượng lớn nhưng ít chất béo. Càng về sau cữ bú, lượng chất béo trong sữa tăng dần đều theo sự giảm dần của lượng sữa. Sữa về cuối của cữ bú có lượng thấp nhưng nhiều chất béo được gọi là “Sữa sau” (theo Mohrbacher và Stock, trang 34)

Điều này giải thích rằng bằng một cách đơn giản là cho em bé sữa “bú dứt một bên vú” – đổi bên khi em bé tự nhả vú chứ không phải là sau một khoảng thời gian nhất định – mẹ sữa có thể đảm bảo em bé sữa của mình nhận được “sự cân bằng của chất lỏng và chất béo”. Từ khi cuốn sách này được xuất bản, nghiên cứu đã giúp ta hiểu hơn về Sữa trước – Sữa sau và trả lời được rất nhiều câu hỏi phổ biến của các mẹ sữa về những khái niệm này.

Những lo lắng gì? Sự mơ hồ về Sữa trước – Sữa sau dẫn đến ngộ nhận các kiểu. Có phải đó là hai loại sữa khác hẳn nhau? Có phải là em bé cần phải bú mẹ bao nhiêu phút nhất định trước khi Sữa trước đột ngột chuyển thành Sữa sau? Nếu bé bú ngắn thì có phải là bé không bú được sữa sau không? Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên (thời gian bú ngắn – ND), liệu sự tăng cân của em bé ấy có bị ảnh hưởng? Đôi khi bác sĩ chỉ dựa vào tình huống nhất định, khuyên các mẹ sữa rằng họ nên canh đồng hồ để đảm bảo con mình bú “đủ lâu để bú được Sữa sau” và rồi sau đó đưa ra số phút khác nhau về thời gian đó. , v Điều chúng ta thực sự cần biết về Sữa trước – Sữa sau là gì? Và có có lý do gì để lo lắng hay không?

Sự thật về Sữa trước – Sữa sau. Nghiên cứu cho thấy khái niệm này không hề đơn giản như thế. Sự thật là chất béo nằm sẵn trong tuyến sữa bên trong vú và tỉ lệ chất béo trong sữa mẹ tăng dần trong cữ bú do chất béo  được giải phóng khỏi tuyến sữa trong quá trình tiết sữa. Thế nhưng thực tế lại không đơn giản như thế.

•Không phải là có “2 loại sữa”. Bất chấp niềm tin rất phổ biến này, không hề có cái gọi là “thời điểm diệu kì” khi Sữa trước biến thành Sữa sau.

Không phải là có “2 loại sữa”. Bất chấp niềm tin rất phổ biến này, không hề có cái gọi là “thời điểm diệu kì” khi Sữa trước biến thành Sữa sau.

·   Không phải là có “2 loại sữa”. Bất chấp niềm tin rất phổ biến này, không hề có cái gọi là “thời điểm diệu kì” khi Sữa trước biến thành Sữa sau. Khi con bú, sự gia tăng hàm lượng chất béo là dần dần, với sữa có nhiều béo hơn, nhiều béo hơn theo thời gian khi các tuyến sữa cạn dần.

·   Tổng lượng sữa tiêu thụ hàng ngày – chứ không phải lượng Sữa sau – quyết định việc tăng cân của bé. Dù  bé sữa bú lâu hay mau, cách cữ ngắn hay dài, tổng lượng tiêu thụ chất béo hàng ngày là không đổi.

·   Sữa trước không phải là luôn có lượng chất béo thấp. Lý do là hàm lượng chất béo trong Sữa trước rất khác nhau, tùy vào cách cho con bú hàng ngày. Nếu con bú cách cữ ngắn, thì Sữa trước ở cữ này có thể có lượng chất béo cao hơn Sữa sau ở những cữ bú khác.

Vậy sự thật về Sữa trước và Sữa sau là thế nào? Thật thú vị, Sữa trước – Sữa sau là những khái niệm chỉ có ý nghĩa thực sự trong một khoảng thời gian dài cỡ 2 hay 3 tiếng đồng hồ trở lên giữa các cữ bú. Các cữ càng xa và tuyến sữa càng trống thì mới có sự khác biệt rõ rệt về lượng chất béo giữa Sữa trước và Sữa sau. Khác biệt về hàm lượng chất béo có thể biến đổi nhiều qua từng giai đoạn trong ngày, ngay cả giữa các mẹ sữa khác nhau. Lấy ví dụ, khi một em bé  không bú đêm, Sữa trước ở cữ bú tiếp theo sẽ có lượng chất béo thấp hơn là nếu em bé đó có bú đêm. 

Điều gì thực sự quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng không có lý do gì để phải lo lắng về Sữa trước – Sữa sau, hay là phải dỗ dành để bé bú lâu hơn. Cho dù bé bú theo kiểu nào thì bé cũng sẽ nhận được hàm lượng chất béo trong sữa như nhau cho cả ngày, miễn là bé bú hiệu quả và mẹ không cắt bớt cữ bú (Kent, 2007).  Đó là vì một em bé bú mẹ nhiều cữ sẽ nhận được Sữa trước có nhiều chất béo hơn là một em bé bú ít cữ. Vì vậy kết quả cuối cùng là hòa nhau.

Điều quan trọng nhất đối với sự phát triển và tăng cân của một em bé là tổng lượng sữa mà em bé đó bú được mỗi ngày. Trung bình, bé bú khoảng 750ml/ngày (Kent et al., 2006). Xét về khía cạnh phát triển, việc một em bé bú mỗi giờ 30ml hay 95ml mỗi ba giờ không có gì đáng lo miễn là bé bú đủ (Mohrbacher, 2010). Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu đã tìm ra rằng dù các em bé bú mẹ thường xuyên theo các nền văn hóa truyền thống hay bú mẹ cách cữ dài hơn như ở phương Tây thì chúng đều nhận được tổng lượng sữa như nhau mỗi ngày (Hartmann, 2007) và nhận được cùng lượng chất béo trong sữa mẹ. Hãy đơn giản hóa việc cho con bú ở các mẹ sữa mà chúng ta đang giúp đỡ và gạch bỏ vấn đề Sữa trước – Sữa sau khỏi “Danh sách những thứ đáng lo” ngay và luôn.

Các tài liệu tham khảo

Hartmann, P.E.  (2007). Mammary gland: Past, present, and future. in eds. Hale, T.W. & Hartmann, P.E. Hale & Hartmann’s Textbook of Human Lactation. Amarillo, TX: Hale Publishing, pp. 3-16.

Kent, J. C. (2007). How breastfeeding works. Journal of Midwifery & Women’s Health, 52(6), 564-570.

Kent, J. C., Mitoulas, L. R., Cregan, M. D., Ramsay, D. T., Doherty, D. A., & Hartmann, P. E. (2006). Volume and frequency of breastfeedings and fat content of breast milk throughout the day. Pediatrics, 117(3), e387-395.

Mohrbacher, N.  Breastfeeding Answers Made Simple: A Guide for Helping Mothers.  Amarillo, TX: Hale Publishing, 2010.

Mohrbacher, N. and Stock, J.  The Breastfeeding Answer Book, 3rd edition.  Schaumburg, IL: La Leche League International, 2003.