Hãy xem lại cách nói

Hãy xem lại cách nói post thumbnail image

Tác giả Diane Wiessinger, MS, IBCLC

Nguồn: Mother Chronicle

Bài do Chuyên gia Betibuti hiệu đính.

Khi Chuyên gia Tư vấn Sữa mẹ nói với người mẹ, “Chị sẽ có cơ hội tốt nhất để đem lại cho con khởi đầu tốt nhất của cuộc đời, thông qua mối liên kết mẹ con đặc biệt bằng việc cho con bú mẹ. NCSM sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời suốt đời cho hai mẹ con.” Và rồi người mẹ đó cho con…bú bình. Tại sao lại như vậy?

Một phần vì người mẹ có thể thấy câu nói này quen quen, bởi vì đã đọc khá nhiều ở các tờ rơi quảng cáo sữa công thức.

Khi chúng ta dùng chung cách diễn đạt với ngành công nghiệp sữa công thức (sct), thì việc giao tiếp của chúng ta hoặc của hãng sữa sẽ không có hiệu quả và .. thường thì các công ty đa quốc gia không sai!

Dưới đây là một vài cách nói mà tôi cho rằng mỗi lần sử dụng thì đi ngược lại với ý tốt của chúng ta.

Tốt nhất có thể, lý tưởng, tối ưu, hoàn hảo. Bạn có phải là người mẹ/bố tốt nhất không? Cuộc sống gia đình bạn có lý tưởng không? Bạn có lo bữa ăn tối ưu không? Tất nhiên là không rồi. Đó là những mục tiêu mong ước, chứ không phải là những yêu cầu tối thiểu.

Hãy diễn đạt lại xem nào. Bạn có đáng làm cha làm mẹ không? Cuộc sống gia đình bạn dưới mức bình thường hả? Bạn nấu những bữa ăn không đầy đủ sao? Bây giờ thì thấy tự ái à nghen.

Bạn có thể không mong với đến các chuẩn cao hơn bình thường, nhưng chắc chắn bạn không muốn mình bị ở dưới bình thường.

Khi chúng ta (và các nhà sản xuất sct) nói rằng cho con bú mẹ là cách tốt nhất có thể mà chúng ta có thể nuôi trẻ vì sữa mẹ cung cấp cho các con thức ăn lý tưởng, được cân bằng hoàn hảo để đem lại cho con dinh dưỡng tối ưu, thì nhận được lời đáp trả hợp lý là, “Thì sao nào?” Kinh nghiệm bản thân nói rằng không cần thiết phải tối ưu gì cả. Bình thường là được rồi, và ngụ ý trong cách nói này là hoàn toàn bình thường – và vì thế việc nuôi con bằng sct cũng an toàn và đầy đủ vậy.

Sự thật là, không phải là sữa mẹ tốt hơn mức chuẩn, mà nuôi con sct không giống, cũng không cao cấp hơn sữa mẹ, vì thế sct là kém hơn, không đủ, và không hoàn chỉnh. Đây là những từ khó diễn đạt, nhưng cần được đặt đúng chỗ trong cách chọn từ dùng của chúng ta.

NHỮNG ƯU ĐIỂM – Khi chúng ta nói về những ưu điểm của việc nuôi con sữa mẹ như –tỉ lệ ung thư “thấp hơn”, nguy cơ dị ứng “thấp hơn,” “tăng” sự gắn bó của mẹ và con, hệ miễn dịch “mạnh hơn”— tức là một lần nữa chúng ta nhấn mạnh rằng cho con bú sct là một tiêu chuẩn được chấp nhận, và được công nhận.

Những so sánh về sức khỏe phải dùng tiêu chuẩn sinh học, chứ không phải tiêu chuẩn văn hóa, mô tả rằng liệu việc đi lệch chuẩn là có lợi hay có hại.

Những người hút thuốc có tỉ lệ bệnh tật cao hơn; tăng cường lượng folic acid khi mang thai có thể giảm được khuyết tật thai nhi.

Bởi vì nuôi con sữa mẹ là tiêu chuẩn sinh học nên không nói là những bé bú mẹ “khỏe mạnh hơn”; mà là những bé được nuôi bằng thức ăn nhân tạo thì thường ốm đau và ốm nặng hơn. Bé bú mẹ không “thơm hơn;” mà bé bú sữa công thức thì có mùi hôi và kỳ vì hệ tiêu hóa của bé có vấn đề. Chúng ta không thể mong tạo nên một văn hóa nuôi con sữa mẹ nếu chúng ta không nêu rõ rằng nuôi con bằng sữa mẹ là tiêu chí sức khỏe chuẩn, ngay từ trong cách trong cách nói và trong các công trình nghiên cứu chúng ta.

Chúng ta không thể không phản đối cách đặt vấn đề ngược ngạo của giới truyền thông và của những đồng nghiệp trong giới khoa học.

Khi chúng ta không mô tả được hết các mối nguy hiểm của việc nuôi con bằng sữa công thức/ sữa nhân tạo (sct), chúng ta tước mất quyền quyết định lựa chọn về thông tin rất quan trọng này của những người làm mẹ.

Khi người mẹ xem việc duy trì sữa mẹ cho con như một “phần thưởng đặc biệt”, thì khi người mẹ ấy gặp khó khăn khi nuôi con sữa mẹ, cô ấy có thể bỏ qua không đi tìm người giúp, nhưng nếu cô ấy biết, nếu mất sữa mẹ, con mình và bản thân mình có thế sẽ bị thiệt thòi như thế nào, cô ấy sẽ cố gắng kêu gào để được giúp duy trì sữa mẹ. Người mẹ ấy sẽ ít có nguy cơ cho con bú sct, dù chỉ để tập bé quen với việc bú bình, nếu người mẹ ấy biết những tác hại của những thứ trong bình sct đấy.

Sự tầm thường của sữa công thức được che đậy khéo léo, không đâu bằng, trong các cuộc thảo về sự phát triển nhận thức của trẻ. Khi tôi hỏi một nhóm nhân sự trong ngành y rằng, họ có biết về những nghiên cứu về mối tương quan giữa việc hút thuốc lá ở bố mẹ và IQ của con cái họ hay không. Thế nào cũng có người trả lời được rằng con cái của những bà mẹ hút thuốc có “chỉ số IQ thấp hơn”. Nhưng khi tôi hỏi về những nghiên cứu trên trẻ em sinh non được bú mẹ hoặc bú bình, thế nào cũng có người trả lời luôn rằng các bé bú mẹ “thông minh hơn.” Tôi chưa bao giờ thấy hai đề tài nghiên cứu này được giới truyền hoán đổi cách trình bày —hoặc thậm chí bởi chính các tác giả công trình nghiên cứu. Thậm chí những người trong ngành y cũng giật mình khi tôi diễn đạt lại những kết quả này nhưng lấy việc nuôi con sữa mẹ làm chuẩn: thì trẻ em bú sữa công thức, cũng như con cái của những người hút thuốc, có chỉ số IQ thấp hơn.

Cách đảo ngược chuẩn khi so sánh thực tế dùng tỉ lệ phần trăm lại càng dễ gây hiểu lầm, bởi vì con số thay đổi tuỳ theo chúng ta lấy cái gì làm chuẩn. Nếu B là 3/4 của A, thì A là 4/3 của B. Vậy nếu Chọn A là tiêu chuẩn, thì B kém hơn A . Nếu chọn B là chuẩn, thì A lại hơn B là 33.33. Vì vậy, nếu một mặt hàng giá 100, được rao bán giảm giá khuyến mãi 25, thì giá mới sẽ là 75. Nhưng khi hết khuyến mãi thì ngươi ta phải tăng giá lên 33.33, mới đạt trở lại được giá 100.

Những số liệu tương tự như vậy đã xuất hiện ở một nghiên cứu gần đây, cho thấy tỉ lệ ung thư vú ở những người phụ nữ khi nhỏ được bú mẹ là 25. Nói lại cách khác, lấy người được bú mẹ làm chuẩn, thì người phụ nữ hồi nhỏ được nuôi bằng sữa công thức có nguy có ung thư vú cao hơn đến 33.33.

Hãy hình dung ảnh hưởng khác nhau của hai cách nói đó đối với công chúng.

ĐẶC BIỆT – “Cho con bú mẹ là tạo mối quan hệ đặc biệt.” “Tạo ra một góc đặc biệt để cho con bú.” Trong gia đình, những bữa ăn đặc biệt tốn thêm thời gian. Những dịp đặc biệt có nghĩa là làm nhiều hơn. Đặc biệt thì tốt, nhưng phức tạp, không phải là một phần đều đặn trong cuộc sống, và không phải là việc mà chúng ta muốn làm thường xuyên. Với hầu hết các bà mẹ, việc cho con bú phải phù hợp với cuộc sống bận rộn – và, tất nhiên là như vậy. Nói nuôi con sữa mẹ “Đặc biệt” chẳng khác nào là khuyên cai sữa mẹ, chứ chẳng phải là lời khuyên cho con bú mẹ.

Nếu Sữa mẹ là tốt nhất; vậy thì sữa công thức là tốt nhì. Nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì không phải vậy.

Thứ tự theo WHO là 1) sữa mẹ; 2) sữa mẹ vắt ra và cho con bú bằng cách khác; 3) sữa của một mẹ khác; và 4) sữa công thức. Chúng ta cần phải hiểu rõ điều này trong tư tưởng và làm rõ với người khác. “Điều tốt nhất sau sữa của chính người mẹ ruột sinh ra bé” đến từ bầu vú mẹ khác, chứ không phải từ một cái hộp (sữa). Hàng mẫu miễn phí nằm lả lơi trên kệ của bác sĩ chỉ là giải pháp thứ tư trong các giải pháp liên quan đến việc cho con bú.

Dĩ nhiên có những tình huống cần có sữa công thức thông thường. Chỉ bởi vì chúng ta không có ngân hàng sữa mẹ. Người cần truyền thêm máu không chuyển sang dùng chất thay thế được xếp hạng thứ tư; có ngân hàng máu cung cấp máu người cho con người. Người đó không cần có một căn bệnh đặc biệt để được nhận máu. Chỉ cần người đó có nhu cầu nhận máu thì sẽ được nhận. Thế nhưng, chỉ những trẻ sơ sinh nào không thể hợp với sản phẩm thay thế tốt thứ tư, mới được ưu tiên chọn đến cái tốt thứ ba. Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như một loại máu công nghiệp tương đối rẻ tiền được tạo ra, vẫn có nguy cơ về sức khỏe cao hơn máu được hiến. Ai sẽ bị coi là không đủ quan trọng để phải dùng máu công nghiệp? Khi chúng ta gặp một ca phải dùng sữa công thức, hãy nhắc nhở người mẹ đó và bác sĩ chăm sóc sức khỏe của người đó nên dùng sữa từ ngân hàng sữa mẹ. Những ngân hàng sữa mẹ có thể trở thành một phần trong văn hóa của chúng ta nếu trước tiên chúng trở thành một phần trong ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta.

Chúng ta không muốn những người mẹ cho con bú sct cảm thấy tội lỗi. Cảm thấy có lỗi là một khái niệm nhiều người mẹ tự động cảm thấy như vậy, thậm chí khi họ biết rằng có những hoàn cảnh mà thật ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. (Mẹ tôi nổi tiếng là hay xin lỗi giùm cho thời tiết.)

Nhiều phụ nữ (gần như hầu hết) tự động nhận tội lỗi về mình trong cách họ đối phó với tình huống này: Giả sử như bạn đã từng học một lớp khí động học (aerodynamics). Bạn cũng đã thấy phi công lái máy bay. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng bạn là hành khách trên một máy bay hai chỗ ngồi. Phi công lên cơn đau tim, và tùy thuộc vào bạn có muốn lái máy bay hay không. Máy bay rơi. Bạn có thấy mình có lỗi không?

Những người đàn ông tôi hỏi trả lời là “Không. Biết về khí động học không có nghĩa là bạn có thể lái máy bay.” “Không, bởi vì tôi đã làm hết sức mình.” “Không. Có thể tôi cảm thấy thật buồn cho máy bay và nguời phi công, nhưng tôi sẽ không thấy mình có lỗi.” “Không. Lái máy bay khó mà, thậm chí nếu bạn đã thấy người ta lái rồi.”

Những người phụ nữ nói gì? “Tôi sẽ không thấy có lỗi về cái máy bay, nhưng tôi sẽ cảm thấy như vậy đối với phi công vì có một chút xíu cơ hội rằng tôi đã có thể xoay sở để hạ cánh máy bay.” “Có, bởi vì tôi rất khó với bản thân về những sai lầm của mình. Thấy mình tệ và tội lỗi là hai cảm giác pha trộn của tôi. Có, tôi nghĩ là có, tất nhiên. Tôi biết là mình không nên, nhưng có thể tôi thấy như vậy. “Tôi đã làm chết ai hả? Nếu tôi không làm ai chết, thì tôi không thấy tội lỗi.” Ghi nhớ những cụm từ “lỗi lầm của tôi”, “Tôi biết mình không nên,” và “Tôi có làm ai chết không?” cho một sự cố mà những người phụ nữ này không thể điều khiển được!

Một người mẹ chọn không cho con bú, hoặc không làm được vậy lâu như dự định, sẽ làm những gì tốt nhất có thể với những gì có trong tay. Người đó có thể nghe câu diễn văn “bầu vú là tốt nhất” (tương tự như khóa học về khí động học) và có thể cô ấy đã thấy vài người mẹ cho con bú ở trung tâm mua sắm (tương tư như việc nhìn phi công lái máy bay thông qua màn hình). Rõ ràng thông tin và việc đào tạo đó không đủ để làm gì cả. Nhưng cô ấy vẫn cảm thấy tội lỗi. Cô ấy là phụ nữ mà.

“Hầu hết chúng ta đã chứng kiến nhiều bà mẹ dù đã có đầy đủ thông tin vẫn vật vã và thất bại trong việc duy trì nuôi con sữa mẹ và chuyển sang nuôi con bằng sct với một cảm giác rất ổn, bởi vì họ tin rằng họ đã làm hết sức mình.

Và chúng ta nhiều bà mẹ về sau đã rất giận cả một hệ thống, vì đã không cung cấp cho họ đủ những nguồn hỗ trợ mà họ cần.

Hãy giúp người mẹ đó phân tích cảm xúc của mình khi người ấy cảm thấy có lỗi, và có thể phát hiện những cảm xúc bị che lấp khác. Từ lâu rồi, có một ai đó gợi lên cho các bà mẹ cách nói “cảm giác có lỗi”. Cách nói đó không đúng.

Hãy thử xem câu chuyện này: Bạn đã bị què chân trong một tai nạn nghiêm trọng. Bác sĩ và chuyên viên vật lý trị liệu giải thích rằng tập đi lại có thể mất nhiều tháng đau nhức khủng khiếp và khó khăn mà không bảo đảm thành công. Họ giúp bạn thích nghi với cuộc sống trên xe lăn, và hỗ trợ bạn qua những khó khăn gây ra do tai nạn gây ra. Hai mươi năm sau, khi đôi chân của bạn đã teo mà không còn hi vọng gì nữa, bạn gặp ai đó cũng bị tai nạn y như bạn. Người ấy nói “Khó khăn lắm” “Ba tháng trời tập đi đó như địa ngục. Nhưng sau đó tôi đã đi được trở lại.” Bạn có cảm thấy có lỗi không?

Những người phụ nữ mà tôi đặt ra tình huống này nói rằng họ sẽ cảm thấy giận dữ, bị phản bội và bị lừa dối. Họ ước gì mình đã làm được điều đó khi có những thông tin tốt hơn. Họ cảm thấy tiếc nuối những cơ hội đã mất. Vài phụ nữ nói rằng họ sẽ cảm thấy tội lỗi vì đã không tìm thêm nhiều quan điểm khác (của bác sĩ khác – người dịch), vì đã không kiên trì khi thiếu thông tin và hỗ trợ.

Nhưng nếu bỏ qua cảm giác tội lỗi do bản tính của nữ giới, chúng ta lại không cảm thấy tội lỗi vì bị tước mất một điều tốt. Người mẹ không cho con bú, làm suy yếu sức khỏe của bản thân, làm tăng khó khăn và chi phí để nuôi con, và bỏ lỡ một trong những mối quan hệ thú vị nhất của cuộc đời. Người mẹ đã mất mát thứ căn bản cho chính sức khỏe của bản thân. Hình ảnh thõa mãn nào của việc cho con bú mẹ mà chúng ta truyền đạt, khi chúng ta dùng từ “tội lỗi”?

Chúng ta hãy diễn đạt cách khác, dùng chính cách những bà mẹ đó đã tâm sự với tôi: “Chúng tôi không muốn làm cho các bà mẹ cho con bú bình cảm thấy tức giận. Chúng tôi không muốn làm cho họ cảm thấy bị phản bội. Chúng tôi không muốn làm cho họ cảm thấy bị lừa.”

Phân tích lại các lớp vỏ ngụ ý của câu “Chúng ta không muốn làm họ (những người cho con bú sct) cảm thấy tội lỗi”, và bạn sẽ thấy rằng có cả một hệ thống (nhà sản xuất, ngành y và nhà chức trách – theo cách giải thích trong một bài viết sau đó) cố gắng che đậy sai lầm. Hệ thống đó không hề cố gắng giúp mẹ và bé mà đang cố chống chế cho khiếm khuyết đó.

Điều hơn lẽ thiệt, thuận lợi và bất lợi. Nuôi con bằng sữa mẹ nói thẳng ra là một vấn đề sức khỏe, không phải là một trong hai lựa chọn tương đương nhau. “Một bất lợi của việc không hút thuốc, là bạn dễ thấy phiền khi bị ngửi khói (hút thuốc thụ động/ secondhand/ passive smoke). Một thuận lợi của việc hút thuốc là nó giúp giảm cân.” Vấn đề thật sự là khác biệt giữa bệnh tật và cái chết. Phần còn lại—dù chúng ta đang nói về thuốc lá hay về sct dành cho trẻ em— chỉ là khói.

Một trung tâm phụ sản nọ đã chọn phương cách “trung dung” là trên một “thẻ chọn cách nuôi trẻ sơ sinh” trong đó liệt kê các điểm như phân không có mùi hôi và tử cung thu trở lại kích cỡ ban đầu nhanh hơn trong năm thuận lợi của việc cho con bú. (Vậy có phải tử cung của những bà mẹ cho con bú bình không bao giờ quay lại bình thường hay sao?). Ngực chảy sữa và việc không thể biết con mình bú bao nhiêu nằm trong bốn bất tiện của việc cho con bú mẹ. Một thuận lợi của việc cho con bú bình là một số mẹ thấy cách đó “ít ức chế và xấu hổ.” Trung tâm phụ sản này cho biết đội ngũ y tế nhũ nhi chấp nhận điều này và không có thay đổi đáng kể nào về tỉ lệ cho con bú mẹ lẫn bú bình. Điều đó không có gì ngạc nhiên cả. Thông tin căn bản không có gì khác với những danh sách “trung dung” mà những nhân viên bán sct đã đi rãi khắp nơi bao nhiêu năm qua. Tấm thẻ danh sách này còn hiệu quả hơn các bài quảng cáo rao hàng nào vì nó được bệnh viện công nhận. “Đã được cung cấp đầy đủ thông tin,” người mẹ bây giờ cảm thấy tự tin về việc đưa ra một quyết định có liên quan đến sức khỏe trọn đời theo các tiêu chí như mùi tã bé và mức độ lộ da khi con bú.

Tại sao những hảng sct lại đưa ra những danh sách “được và mất” công nhận vài thiếu sót trong sản phẩm của họ? Bởi vì bất kỳ phương pháp “trung dung” nào được đưa ra trong một văn hoá đã vốn thiên về một phe, thì phe đó sẽ càng được ủng hộ. Nếu A và B gần như tương đương nhau, và nếu hơn 90{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} người mẹ chủ yếu chọn B, giống như các bà mẹ ở Mỹ làm (theo một Khảo sát không công bố năm 1992 do Ross Laboratories thực hiện trong đó nói chỉ có ít hơn 10{8bef5806162a3bf903fe0c56d3d07538e41a568c559a5bf0d36ffdac25ffe5bd} các bà mẹ Mỹ cho con bú mẹ trong một năm), đi theo đám đông là hợp lý.

Nhưng nếu có sự khác biệt lớn, thì chắc chắn rằng người ngành y cũng tìm ra cớ để không tham gia vào quyết định. Đó phải là lựa chọn của bố mẹ. Sự thật là vậy. Nhưng việc họ thận trọng bước ra khỏi quá trình quyết định lại ngụ ý rằng danh sách “trung dung” kia là đúng. Trong một tạp chí Làm cha mẹ (Parenting) gần đây, một bác sĩ nhi bình luận, “Khi tôi thăm một người phụ nữ mới sinh con trong bệnh viện, tôi hỏi, “Chị đang cho con bú mẹ hay bú bình?” Nếu người mẹ ấy nói sẽ cho con bú bình, tôi gật đầu và hỏi các câu tiếp theo. Hỗ trợ những bố mẹ mới có nghĩa là ủng hộ bất kỳ lựa chọn nào của họ, bạn không rảo qua khu hậu sinh để nói với bà mẹ rằng họ đang phạm một tội lỗi nghiêm trọng, gây thiệt thòi cho bản thân và cho con mình.”

Nếu như trong kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ mà một nữ bệnh nhân thông báo cho bác sĩ rằng mình đã hút thuốc trở lại vài ngày trước đó, bác sĩ chắc chắn sẽ nhắc cho bệnh nhân của mình hiểu những nguy cơ, thuyết phục cô ấy rằng đây là thời điểm phù hợp nhất để suy nghĩ lại.

Thật là đạo đức giả và vô trách nhiệm khi đưa ra quan điểm rõ ràng về việc hút thuốc lá, nhưng lại “để cha mẹ lựa chọn” về việc nuôi con bằng sữa mẹ, mà trước tiên không chắc chắn về nền tảng thông tin của họ. Đành rằng mọi lựa chọn cuộc đời luôn luôn do cá nhân thực hiện. Điều đó không có nghĩa là những nguồn thông tin cho họ phải im hơi lặng tiếng, cũng không có nghĩa rằng những bậc cha mẹ đã lỡ chọn cho con bú bình, không được biết thông tin có thể ảnh hưởng đến quyết định cách nuôi những đứa con khác trong tương lai.

NUÔI CON SỮA MẸ. Hầu như tất cả những động vật có vú khác chưa bao giờ nhìn thấy sữa của mình, và tôi không nghĩ rằng bất kỳ động vật có vú nào “nuôi” con bú theo cử dựa trên những suy luận về cơn đói của con mình thế nào. Việc cho con bú mẹ giúp dỗ yên con và mẹ cũng cảm thấy dễ chịu. Chúng ta là loài động vật có vú duy nhất có ý thức dùng việc cho con bú để truyền năng lượng cho con…và chúng ta là loài động vật có vú duy nhất có vấn đề kinh niên trong việc truyền năng lượng đó.

Những người mẹ có thể nói “cho con bú vú mẹ – breasfed” ba tháng, nhưng họ lại thường nói họ “nuôi (cho bú) nursed” con ba năm. Việc cho con bú mẹ dễ dàng và lâu dài làm bà mẹ không nghĩ đến từ “bầu vú” và về việc “cho bú vú” (và về thời gian, khoảng cách giữa các cữ, và việc vận chuyển những chất dinh dưỡng phù hợp đúng số lượng, và sự khác nhau giữa nhu cầu mút vú mẹ dinh dưỡng và không dinh dưỡng, những tờ rơi quảng cáo sct tập trung vào tất cả những điểm này) và người mẹ đã chỉ tập trung vào quan hệ của hai mẹ con. Tất cả chúng ta hãy nói với các bà mẹ rằng chúng ta hi vọng họ sẽ không “chỉ cho con bú” — và rằng niềm vui và thỏa mãn thực sự của hành trình làm mẹ bắt đầu là khi họ không còn nghĩ là họ đang “cho con bú vú” và bắt đầu nghĩ rằng họ đang “làm mẹ” bằng chính bầu vú của mình.

Tất cả chúng ta trong chuyên môn của mình mong muốn việc cho con bú mẹ trở thành điểm tham chiếu sinh học. Chúng ta muốn nó trở thành tiêu chuẩn văn hóa, chúng ta muốn sữa của con người luôn có sẵn sàng cho con của con người, bất kể những tình huống khác nhau. Một bước quan trọng đầu tiên trong việc đạt được những mục tiêu này nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta. Tất cả những gì mà chúng ta phải làm là…hãy xem lại cách nói của chính mình./.

Bài được đăng lại từ Tạp Chí Sữa Mẹ (Sữa Người), Vol. 12, No. 1, 1996

Tham khảo:

1. Olds D. L., Henderson, C. R. Tatelbaum, R.: Intellectual impairment in children of women who smoke cigarettes during pregnancy. Pediatrics 1994; 93:221-27.

2. Lucas, A., Morley, R., Cole, T.J., Lister, G., Leeson-Payne, C.: Breast milk and subsequent intelligence quotient in children born preterm. Lancet 1992; 339 (8788): 261-64.

3. Fruedenheim, J.L., Graham, S., Laughlin, R., Vena, J.E., Bandera, E., et al: Exposure to breastmilk in infancy and the risk of breast cancer. Epidemiology 1994, 5:324-30.

4. UNICEF, WHO, UNESCO: Facts for Life: A Communication Challenge. New York: UNICEF 1989; p. 20.

5. Bowles, B.B., Leache, J., Starr, S., Foster, M.: Infant feeding preferences card. J Hum Lact 1993; 9: 256-58.

6. Klass, P.: Decent exposure. Parenting (May) 1994; 98-104. to kayhh’s Breastfeeding page